Bản đồ quy hoạch hành chính Hậu Giang mới nhất năm 2023
Bản đồ quy hoạch hành chính Hậu Giang – Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ. Hãy cùng HTLand.vn tìm hiểu Bản đồ quy hoạch Hậu Giang mới nhất năm 2020.
Danh sách huyện, thị của tỉnh Hậu Giang
Danh sách huyện, thị của tỉnh Hậu Giang: thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy.
Vị trí địa lí, vùng liên kết của tỉnh Hậu Giang
Bản đồ quy hoạch hành chính Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng sông Cửu Long nên có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu
- Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long
Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ.
Hình ảnh thực tế về Hậu Giang
Định hướng phát triển của Hậu Giang – Bản đồ quy hoạch hành chính Hậu Giang
Hậu Giang có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các trục tuyến giao thông thủy bộ quan trọng của tiểu vùng Tây sông Hậu. Tỉnh có những điểm giao lưu kinh tế lớn với Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và TP. Cần Thơ – đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vị trí đắc địa trên tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp theo hướng hiện đại phục vụ xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông sản, khu cảng vệ tinh và trung chuyển cho cảng Cái Cui, khu dân cư đô thị và khu thương mại tập trung tương ứng với nhịp độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa của TP. Cần Thơ cũng như toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Lợi thế của Hậu Giang còn nằm ở sự đa dạng về tài nguyên đất nông nghiệp, có khả năng hình thành các vùng chuyên canh lúa, cây ăn trái…, tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cao và tập trung, có khả năng thâm nhập thị trường xuất khẩu. Bên cạnh thế mạnh về phát triển nông nghiệp và thủy sản, Hậu Giang còn sở hữu tiềm năng về tài nguyên du lịch với đặc điểm tự nhiên đặc sắc, như khu sinh thái rừng, kênh rạch, miệt vườn, cây trái…; nhiều di tích lịch sử có ý nghĩa quốc gia và của vùng.
Tiềm năng bất động sản Hậu Giang
Một số khu vực tiêu biểu đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, công nghiệp và đô thị hóa mạnh mẽ như Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang. Đây đều là những tỉnh thành gần “thủ phủ” Tây Nam Bộ nhưng có tốc độ tăng trưởng kinh tế – chính trị – văn hóa và xã hội luôn duy trì ở mức cao, nhiều tiềm năng đầu tư khai thác.
Không khó để tìm kiếm được nhiều cái tên của các ông lớn ngành địa ốc liên tục rót vốn vào những thị trường này chỉ trong thời gian ngắn gần đây. Nếu Kiên Giang chiếm ưu thế với phân khúc đô thị lấn biển, tổ hợp kinh doanh thương mại hay BĐS du lịch nghỉ dưỡng thì Sóc Trăng hay Hậu Giang lại thu hút giới đầu tư chủ yếu bởi BĐS gần khu công nghiệp.
Hiện Hậu Giang đã và đang thu hút triển khai mạnh dòng vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng rải đều ở các lĩnh vực thế mạnh như nông thủy sản, lúa gạo. Trong tương lai, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỉ trọng khu vực nông nghiệp.
Hậu Giang còn có nhiều lợi thế phát triển du lịch nhờ cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, nhiều di tích lịch sử được lưu giữ và bảo tồn. Với nhiều tiềm năng sẵn có, Hậu Giang luôn mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong năm 2018, tỉnh thu hút được 17.665.980 triệu đồng vốn đầu tư. Trong đó, vốn đầu tư trong nước đạt 3.374.300 triệu đồng, vốn đầu tư nước ngoài đạt14.291.680 triệu đồng.