Bản đồ quy hoạch An Giang đến năm 2030
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ đông dân và có tốc độ phát triển mạnh mẽ trong khu vực. Gần đây tình hình kinh tê An Giang đã có sự chuyển biến chung với cả nước. An Giang được xem là tỉnh mạnh về ngoại thương, khiến cho chính quyền địa phương quan tâm đặc biệt là về việc quy hoạch. Dưới đây là bản đồ quy hoạch của tỉnh An Giang:
- Xem thêm: The Larita Xuân Thảo
- Xem thêm: Bella Vista Đức Hoà Long An
Bản đồ quy hoạch An Giang đến năm 2030
Vị trí địa lý và dân số tỉnh An Giang
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh An Giang là 3.536,7 km2.
- Phía Tây Bắc giáp nước Campuchia
- Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía Đông Nam giáp TP Cần Thơ
- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
Đến năm 2020: dân số toàn tỉnh An Giang khoảng 2.300.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 870.000 – 940.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 36 – 40%.
Dự kiến đến năm 2030: Dân số toàn tỉnh khoảng 2.550.000 – 2.800.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 1.020.000 – 1.100.000 người, tỷ lệ đô thị khóa khoảng 40 – 42%.
Các quy hoạch về phân vùng phát triển kinh tế, giao thông tỉnh An Giang
Quy hoạch phân vùng phát triển kinh tế
Tỉnh An Giang đã đưa ra quy hoạch vùng phát triển kinh tế cụ thể với ba tiểu vùng sau:
Tiểu vùng 1: Tiểu vùng trung tâm
- Tiểu vùng này nằm ở phía Tây Nam của tỉnh và bao gồm các địa phương như Tp. Long Xuyên, huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn. Trung tâm của tiểu vùng là Tp. Long Xuyên.
- Tiểu vùng 1 được xem là trung tâm về các lĩnh vực quan trọng như hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh.
- Địa bàn của tiểu vùng 1 có lợi thế giao thông kết nối thuận lợi với các tuyến đường quốc gia trọng điểm như Quốc lộ 91, Quốc lộ 80, Quốc lộ N2 và sông Hậu.
Tiểu vùng 2: Tiểu vùng phát triển nông nghiệp – thủy sản
- Tiểu vùng 2 nằm ở phía đông bắc và đông nam của tỉnh và bao gồm các địa phương như Thị xã Tân Châu, huyện Phú Tân, huyện Chợ Mới và một phần huyện An Phú (ranh giới là bờ Đông sông Hậu). Trung tâm của tiểu vùng là Thị xã Tân Châu và Thị trấn Chợ Mới.
- Tiểu vùng 2 tập trung vào phát triển nông nghiệp đa ngành và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, vùng này nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu và có nhiều điểm du lịch tiềm năng như Cù Lao Giêng, chùa Giồng Thành, thánh đường Mubarak,…
Tiểu vùng 3: Tiểu vùng phát triển kinh tế phía tây
- Tiểu vùng 3 có vị trí ở phía tây của Tỉnh An Giang và bao gồm các địa phương như Thành phoos Châu Đốc, thị xã Tịnh Biên, huyện Tri Tôn, huyện Châu Phú và một phần của huyện An Phú (có ranh giới là bờ Tây Sông Hậu). Trung tâm của tiểu vùng 3 là Thành phố Châu Đốc.
- Toàn bộ ranh giới phía bắc của tiểu vùng là biên giới với Campuchia, và tiểu vùng có 3 cửa khẩu, đó là cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, cửa khẩu chính Khánh Bình và cửa khẩu Vĩnh Hội Đông.
- Đây là tiểu vùng có kết nối thuận tiện với các tuyển hành lang kinh tế như Quốc lộ 91, N1, 91C, Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, nối với Quốc lộ 2 và Quốc lộ 21 của nước Campuchia.
Quy hoạch giao thông của Tỉnh
Giao thông đối ngoại:
Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng dài 145km, 4 làn xe
Quốc lộ 91: Nâng cấp và cải tạo đoạn từ Tp. Cần Thơ đến Lộ Tẻ dài 52km, tiêu chuẩn đường cấp 3 Đồng bằng với 2 làn xe
Tuyến N1: Hoàn thiện xây dựng và nâng cấp toàn tuyến với tiêu chuẩn cấp 4 Đồng bằng với quy mô 2 làn xe
Đường Tỉnh 941 và Tri Tôn – Vàm Rầy nâng cấp lên Quốc lộ
Quốc lộ 80B: Nâng cấp DT942, DT952, DT954
Bản đồ quy hoạch đường giao thông tại An Giang
Giao thông trong tỉnh:
- Đường Tránh Quốc lộ 91 qua TP.Long Xuyên, được xây dựng tiêu chuẩn cấp 4 đồng bằng
- Đường tránh thị trấn Cái Dầu theo tiêu chuẩn cấp 4 đồng bằng
- Tỉnh lộ: Nâng cấp hệ thống tỉnh lộ theo tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng như: DT941, DT943, 944, 945, 946, 947, 948, 957, 955A, 955B,…
Giao thông đường thủy
- Sông Tiền, Sông Hậu, Sông Vàm Nao thuộc cấp đặc biệt
- Kênh Xáng Tân Châu – Châu Đốc thuộc cấp 1
- Kênh Tám Ngàn, Kênh Vĩnh Tế, Kênh Tri Tôn, Kênh Vịnh Tre, Kênh Long Xuyên – Rạch Giá thuộc cấp 3
Hệ thống Bến Cảng
- Khu bến Mỹ Thới cho tàu tải trọng lớn nhất là 10.000 DWT
- Cảng Bình Long – Châu Phú tải trọng lớn nhất 3000 DWT
- Cảng Tân Châu tải trọng lớn nhất 5000 DWT
- Cảng KCN Bình Hòa cho tải trọng tàu 2000 DWT
- Cảng Long BÌnh AN Phú cho Tàu tải trọng 2000 DWT
Giao thông đường hàng không
Sân bay An Giang: đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO, là sân bay nội địa, quy mô đường băng 1,85kmx45m (đảm bảo hoạt động khai thác máy bay ATR72 hoặc tương đương).
Tiềm năng quy hoạch và phát triển của An Giang
An Giang có tiềm năng quy hoạch và phát triển rất lớn trong tương lai. Địa phương này nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chiến lược giao thoa giữa các tuyến giao thông vận tải quan trọng.
An Giang được xem là cửa ngõ phía Tây Nam của Việt Nam, gần biên giới với Campuchia, có nhiều cửa khẩu giao thương quốc tế như Tịnh Biên, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Xương. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nông nghiệp và chăn nuôi là hai ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh, với tiềm năng phát triển lớn.
Có thể nói, An Giang có tiềm năng phát triển đa dạng và đáng chú ý trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, du lịch, đến hạ tầng giao thông và cơ sở hạ tầng xã hội. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển kinh doanh trong tỉnh.
Bài viết “Bản đồ quy hoạch An Giang đến năm 2030” gửi đến bản đồ quy hoạch của tỉnh An Giang cho các khách hàng tham khảo!
Nguồn: Htland.vn