Bản đồ quy hoạch hành chính An Giang mới nhất năm 2023
Bản đồ quy hoạch hành chính An Giang – An Giang là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích đứng thứ 4 (sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An) ở miền Tây Nam Bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long) Việt Nam. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên. Hãy cùng HTLand.vn tìm hiểu Bản đồ quy hoạch An Giang mới nhất năm 2020.
Danh sách huyện, thị của tỉnh An Giang
Danh sách huyện, thị của tỉnh An Giang: thành phố Châu Đốc, thành phố Long Xuyên, thị xã Tân Châu, huyện An Phú, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, huyện Chợ Mới, huyện Phú Tân, huyện Thoại Sơn, huyện Tịnh Biên, huyện Tri Tôn.
Vị trí địa lí, vùng liên kết của tỉnh An Giang
Vị trí Tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh thành thuộc khu vực Miền Tây Nam Bộ. Về vị trí tiếp giáp của tỉnh An Giang:
- Phía Tây Nam giáp với tỉnh Kiên Giang
- Phía Tây Bắc giáp
- Phía Bắc giáp với tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia thuộc vương quốc Campuchia
- Phía Đông giáp với tỉnh Đồng Tháp.
Quan sát bản đồ An Giang bạn có thể thấy tỉnh này giống như các tỉnh thành và đơn vị hành chính khác An Giang cũng có bốn điểm cực. Cụ thể như sau: Điểm cực Bắc thuộc xã An Khánh, huyện An Phú tương ứng với vĩ độ 10057′, điểm cực Đông thuộc thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới tương ứng kinh độ 105035′, điểm cực Tây là xã Vĩnh Gia tương ứng với kinh độ 1040 46′ và cực Nam có vĩ độ là 10012′ thuộc xã Thoại Giang.
Hình ảnh thực tế An Giang
Hạ tầng phát triển tại An Giang – Bản đồ quy hoạch hành chính An Giang
Tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dự kiến hoàn thành trong tương lai gần, trở thành một trong những tuyến huyết mạch vùng Tây Nam Bộ. Tuyến đường dài 51km với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TPHCM – Trung Lương) và điểm cuối giao với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang). Từ đây sẽ rút ngắn khoảng cách đi lại giữa các tỉnh ĐBSCL với TPHCM, tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy xuất nhập khẩu. Còn trước đó thì cầu Vàm Cống đã được thông xe.
Thị trường bất động sản An Giang
Trong những năm trở lại đây, thị trường bất động sản An Giang bắt đầu rục rịch nhờ hạ tầng phát triển. Nhiều người mua đánh giá tích cực về sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng kỹ thuật trong thời gian qua, nhất là hệ thống giao thông nội tỉnh An Giang và kết nối tỉnh với các địa phương lân cận như Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, TPHCM…
“Hạ tầng phát triển là tín hiệu tốt trong đầu tư bất động sản. Dự đoán trong thời gian tới dòng tiền sẽ chuyển hướng từ các địa phương như Cần Thơ, Đồng Tháp, thậm chí là TPHCM về An Giang để tìm dự án tốt đầu tư”.
Du lịch An Giang
Miến mùa chúa Xứ – điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang
Mục đích của việc nâng cấp đồng bộ và phát triển hạ tầng du lịch là để tạo động lực cho ngành du lịch của tỉnh An Giang phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp theo.
An Giang gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách bởi vẻ đẹp bình dị của vùng sông nước miền Tây sông nước, nơi có sự pha trộn và hội tụ của nhiều nền văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa.
Đến với tour du lịch An Giang, du khách sẽ được đến viếng thăm Hồ Thủy Liêm (Núi Cấm), ngắm tượng đài Cá Basa ở Châu Đốc, và khám phá Rừng Tràm Trà Sư,…
Bên cạnh đó, An Giang còn níu chân nhều du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, nên thơ bởi cánh đồng lúa xanh ngắt, hàng thốt nốt vút tận trời cao. Với địa hình vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, có dãy Thất Sơn huyền bí, nhiều di tích lịch sử, văn hóa và nhiều điểm check-in ấn tượng, An Giang đang là tọa độ thu hút đông đảo du khách.