Cập nhật thông tin đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây mới nhất 2020
Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là 1 phần trong dự án cao tốc Bắc Nam trục đường bộ xương sống của đất nước qua tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Cao tốc Bắc Nam qua Bình Thuận sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nhà phố biệt thự khu đô thị Phúc An City Hóc Môn ở đâu?
Biệt thự golf Long An West Lakes Tân Mỹ Long An ở đâu?
Hôm nay hãy cùng HTLand.vn cập nhật thông tin đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây mới nhất 2020.
Thông tin tổng quan về cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Đường Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây nối Đồng Nai với Bình Thuận, có điểm đầu tuyến tại Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (trên quốc lộ 1A). Đi qua địa bàn các xã, thị trấn: thị trấn Phú Long, Hàm Thắng, Hàm Liêm, Hàm Hiệp (huyện Hàm Thuận Bắc), Mương Mán, Hàm Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam), Suối Kiết, Gia Huynh (huyện Tánh Linh) của tỉnh Bình Thuận; Xuân Thành, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc), Bảo Quang, Bình Lộc, Suối Tre (thành phố Long Khánh), Xuân Thạnh (huyện Thống Nhất) của tỉnh Đồng Nai, và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, kết nối với dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (khoảng km 41+600 theo lý trình đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây).
Mặt bằng Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe có chiều rộng từ 25-27m. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 18.100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 11 ngàn tỷ đồng.
Dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng xây dựng. Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông. Đường cao tốc sẽ khởi công vào cuối năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Tổng chi phí xây dựng dự kiến khoảng 750 triệu đô la Mỹ.
>> Có thể bạn quan tâm: Hải Giang Merry Land | Long Phú Villa
Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án Thăng Long, tuyến đường này qua địa phận Đồng Nai dài hơn 50 km. Đến nay, đơn vị này đã bàn giao cọc mốc, giải phóng mặt bằng được hơn 45 km, trong đó trên địa bàn huyện Xuân Lộc gần 30 km, huyện Cẩm Mỹ gần 14 km và TP. Long Khánh 2,6 km.
Như vậy, tuyến chỉ còn 5,6 km chưa bàn giao cọc mốc. Đây là các đoạn đang chờ ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông Vận tải.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa yêu cầu đơn vị này phối hợp chặt với UBND TP. Long Khánh và các huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hoàn tất và bàn giao cho ban quản lý vào tháng 12/2019 để kịp chuẩn bị khởi công dự án vào quý III/2020.
Bản đồ Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Tỉnh Bình Thuận cũng đang chủ động phối hợp với Ban quản lý dự án để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và thu hồi đất theo đúng quy định, tạo điều kiện để triển khai dự án theo đúng kế hoạch.
Tiềm năng dự án Cao tốc
Nhiều chuyên gia đánh giá tiềm năng du lịch Phan Thiết không thua kém Bali, Phuket. Tỷ lệ tăng trưởng du lịch mỗi năm của Phan Thiết luôn trên 10%. Tuy nhiên, sức tăng trưởng du lịch còn lớn hơn thể nữa khi Phan Thiết khắc phục được điểm yếu là hạ tầng chưa thuận tiện cùng sự “khát” dịch vụ tiện ích, vui chơi giải trí xứng tầm.
Khi hoàn thành, tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ là cú hích cho các tỉnh và khu vực dự án đi qua, trong đó địa phương hưởng lợi trực tiếp là tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận. Đây sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư và góp phần khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh du lịch của các địa phương.
Do vậy, với những dự án sân bay, cao tốc “nghìn tỷ” đang dần hình thành, Phan Thiết từ “thủ phủ” của những resort tư nhân nhỏ lẻ nhanh chóng lột xác thành vùng đất thu hút hàng loạt “đại bàng” ngành bất động sản,…Các “ông lớn” này đều chuẩn bị quỹ đất cho nhiều dự án “triệu đô” chất lượng từ sản phẩm đến tiện ích, trải nghiệm.