Cập nhật thông tin quy hoạch đường Vành Đai 4 năm 2020
Đường Vành Đai 4 sau khi hoàn thành sẽ giải quyết tình trạng giao thông của 5 tỉnh khi tuyến đường này đi qua. Hơn thế sẽ tạo được sự thông thương rất lớn, kinh tế do đó sẽ được phát triển hơn.
Nhà phố biệt thự khu đô thị Phúc An City Hóc Môn ở đâu?
Biệt thự golf Long An West Lakes Tân Mỹ Long An ở đâu?
Tiến độ thi công đường vành đai 4 TPHCM đang tới đâu và Hướng tuyến đường vành đai 4 TP HCM như thế nào? Hãy cùng HTLand.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đường vành đai 4
Mục đích quy hoạch Đường Vành đai 4
Sau khi hình thành, Tuyến đường Vành đai 4 2020 có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam bộ, giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TP.HCM.
Ngoài ra, tuyến đường cũng tạo điều kiện thuận lợi kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Đông nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.
Quy mô dự án Đường Vành đai 4
Đường Vành Đai 4 Thành phố HCM được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc với 8 làn xe, 4 làn đường đô thị và vỉa hè, rộng 74,5m, chiều dài khoảng 198 km. Trên đường Vành Đai 4 sẽ có 10 cầu vượt sông và 1 cầu vượt tại nút giao QL1. Tuyến đường Vành Đai 4 đi qua 12 huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố. Diện tích quy hoạch xây dựng là khoảng 2,061 ha. Trong đó:
- Bà Rịa – Vũng Tàu: 184 ha.
- Đồng Nai: 273 ha.
- TP Hồ Chí Minh: 452 ha.
- Bình Dương: 441 ha.
- Long An: 711 ha.
Vai trò của dự án
Dự án đường Vành Đai 4 trở thành tuyến đường quan trọng tiếp nhận và giải toả lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam bộ cũng như sự ùn tắc của nội bộ đường phố sài gòn.
Dự án tạo điều kiện kết nối các khu kinh tế trọng điểm phía nam, giữa khu vực miền Đông Nam Bộ với cảng Hiệp Phước, cảng Long An. Thúc đẩy quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hoá giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển. cũng như giúp dịch vụ cảng phát triển.
Vai trò của Dự án Đường Vành đai 4
Với mục tiêu được đặt ra cho dự án đường Vành Đai 4 là hoà nhập quốc tế. Sau khi hoàn thành dự án sẽ trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá miền nam nhờ kết nối với sân bay Long Thành, cảng Cát lái.
Với sự hình thành của tuyến đường có quy mô quốc gia, dự án sẽ làm nên một hệ thống dân cư và kinh doanh tại mặt tiền của mình trở nên sầm uất. Từ đó giá trị Bất động sản ở mặt tiền, và các khu phụ cận mặt tiền trở nên tiềm năng để đầu tư.
Tiến độ dự án đường Vành Đai 4
Hiện tại, dự án Vành Đai 4 mới chỉ có đoạn 5 (Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM) là được Bộ cho phép lập dự án đầu tư, còn lại bốn đoạn chưa có nguồn vốn nên chưa triển khai các bước tiếp theo.
Tuy nhiên, vừa qua, Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án thành phần đoạn Bến Lức – Hiệp Phước thuộc đường vành đai 4, TP.HCM.
> Có thể bạn quan tâm: Hải Giang Merry Land | Long Phú Villa
Thông tin đề xuất
Theo đó, tuyến đường được đề xuất đầu tư theo hình thức PPP có chiều dài khoảng 35,8 km đi qua các huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc (Long An); Nhà Bè (Tp.HCM) với điểm đầu (Km0) tại nút giao Bến Lức (giao giữa đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương với đường tỉnh 830) thuộc địa phận thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An; điểm cuối (Km 35 + 800) kết nối với đường trục Bắc Nam nằm trong khu quy hoạch cảng – công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM.
Tiến độ Dự án Đường vành đai 4
Tuyến đường được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 8 làn xe, rộng 74,5 m. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, tính khả thi tài chính, dự án phân kỳ theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư chưa bao gồm lãi vay là 7.075 tỷ đồng, phần vốn Nhà nước tham gia là 2.600 tỷ đồng. Với mức phí khởi điểm là 2.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn. Dự án có thể hoàn vốn trong vòng 19 năm 7 tháng.
Nếu được thông qua chủ trương đầu tư, Dự án sẽ khởi công vào quý III/2020 và hoàn thành vào quý I/2023.
Sau khi hình thành đường Vành Đai 4 cùng với dự án đường Vành Đai 3 (đang kêu gọi đầu tư) đường cao tốc Bến Lức-Long Thành đưa vào khai thác sẽ tạo sự đồng bộ kết nối giao thông liên hoàn từ miền Tây vào TP.HCM và các tỉnh lân cận. Do đó tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TP.HCM. Ngoài ra cũng tạo điều kiện thuận lợi kết nối kết nối khu vực Tây Nam bộ với khu vực miền Đông nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.
Lợi ích của đoạn Bến Lức – Hiệp Phước tại Dự án Đường vành đai 4
Với đường vành đai 4 bến lức Bến Lức – Hiệp Phước, theo đơn vị tư vấn, dự án này khi được thực hiện sẽ góp phần hoàn thiện quy hoạch giao thông của Tp.HCM và Long An.
Tuyến đường này còn giúp giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô của Tp.HCM khi tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam Bộ; kết nối khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với miền Đông Nam Bộ cũng như kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.