Bản đồ quy hoạch Long An đến 2030
Bản đồ quy hoạch Long An đến 2030 – Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn. Hãy cùng HTLand.vn tìm hiểu Bản đồ quy hoạch tp Tân An Long An mới nhất năm 2020.
Vị trí địa lí, vùng liên kết của tỉnh Long An
Bản đồ chi tiết tỉnh Long An
Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Svay Rieng của Campuchia.
- Phía nam và Tây Nam giáp 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp.
- Phía đông và Đông Bắc giáp TP.HCM.
- Phía tây giáp tỉnh Prey Veng, Campuchia.
>> Có thể bạn quan tâm: Hải Giang Merry Land | Long Phú Villa
Hạ tầng và các tuyến đường tại tỉnh Long An – Bản đồ quy hoạch Long An đến 2030
Hiện nay, Long An đang hoàn thành nâng cấp tuyến quốc lộ 1A, 50, 62, N2. Các tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Bến Lức – Long Thành giúp tỉnh này kết nối trực tiếp với hệ thống cảng Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép – Thị Vải, và sân bay quốc tế Long Thành mang đến nhiều triển vọng cho thị trường.
Gần đây, TP.HCM đã làm việc với các tỉnh, thành để điều chỉnh hướng xây dựng tuyến đường sắt qua địa bàn TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, với tổng vốn đầu tư đến 5 tỷ USD. Tuyến đường vành đai 4 đoạn Bến Lức – Hiệp Phước, Metro 3A Bến Thành – Tân Kiên cũng rục rịch khởi động.
Với tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 62… đi ngang, đang tạo cơ hội cho các huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Long An như: Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc… bứt phá phát triển mạnh. Xác định hệ thống giao thông có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua, tỉnh Long An tập trung các nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thông suốt từ các khu kinh tế đến cảng biển, kết nối với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trong khu vực.