Bản đồ quy hoạch hành chính Đồng Tháp mới nhất năm 2023
Bản đồ quy hoạch hành chính Đồng Tháp – Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Đồng Tháp là một tỉnh hợp nhất từ tỉnh Sa Đéc và tỉnh Kiến Phong từ năm 1976 thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hãy cùng HTLand.vn tìm hiểu Bản đồ quy hoạch Đồng Tháp mới nhất năm 2020.
Danh sách huyện, thị của tỉnh Đồng Tháp
Danh sách huyện, thị của tỉnh Đồng Tháp: thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự, huyện Cao Lãnh, huyện Châu Thành, huyện Hồng Ngự, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò, huyện Tam Nông, huyện Tân Hồng, huyện Thanh Bình, huyện Tháp Mười.
Vị trí địa lí, vùng liên kết của tỉnh Đồng tháp
Bản đồ quy hoạch hành chính Đồng Tháp
Các địa phận tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp:
- Phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia.
- Phía Nam của tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ
- Phía Đông của tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với tỉnh An Giang
- Phía Tây của tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp với tỉnh Long An và Tiền Giang
Đầm sen Đồng Tháp
Phát triển đồng bộ của tỉnh – Bản đồ quy hoạch hành chính Đồng Tháp
Năm 2020, vượt qua nhiều thách thức do tác động của Covid-19, Đồng Tháp dự kiến đạt mức tăng trưởng đứng thứ 3 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, quy mô nền kinh tế tiếp tục mở rộng.
Xuất phát điểm là vùng đất nông nghiệp có tổng sản lượng lúa gạo lớn thứ 3 cả nước, Đồng Tháp đã vươn mình, mở rộng triển ngoạn mục ở cả lĩnh vực công nghiệp. Tỉnh đã quy hoạch tổng thể 1 khu kinh tế cửa khẩu, diện tích 31.936 ha là khu tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gắn với các cửa khẩu quốc tế. Trong quá trình phát triển, “vùng đất sen hồng” này cũng hướng tới trở thành trung tâm giao lưu kinh tế giữa các tiểu vùng sông Mê Kông, đặc biệt là cửa ngõ giao thương với Campuchia.
Không chỉ phát triển về kinh tế, hạ tầng của Đồng Tháp cũng được tập trung đầu tư trọng điểm, nâng cao vị thế của tỉnh trong khu vực. Chỉ trong 2 năm 2018 và 2019, Đồng Tháp đã khánh thành hai dự án lớn là cầu Cao Lãnh tổng vốn 3.000 tỷ đồng (2018) và cầu Vàm Cống quy mô 5.700 tỷ đồng (2019).
Hai cây cầu lớn vượt qua sông Tiền, sông Hậu đã giúp kết nối các tỉnh vùng lõi của đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ với Tp.HCM, không chỉ giúp kết nối giao thông thuận tiện mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển.