Bản đồ quy hoạch Cần Đước mới nhất năm 2023
Bản đồ quy hoạch Cần Đước – Cần Đước là huyện tiếp giáp với thành phố HCM, nằm ở phía Nam của tỉnh Long An. Nhờ vào vị trí thuận lợi nên dễ dàng trong việc giao lưu và tiếp thu hàng hóa công nghệ. Bên cạnh đó, Cần Đước được xem là một trong những vùng trọng điểm kinh tế và có nhiều thuận lợi trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế. Đây là điểm đến đầu tư kinh tế vô cùng tiềm năng của các nhà đầu tư trong tương lai.
Danh sách đơn vị hành chính huyện Cần Đước
Huyện Cần Đước bao gồm 1 thị trấn, 16 xã.
Danh sách thị trấn, xã của huyện Cần Đước: Thị trấn Cần Đước (huyện lỵ), xã Long Định, xã Long Cang, xã Long Hựu Đông, xã Long Hòa, xã Long Khê, xã Long Hựu Tây, xã Long Trạch, xã Long Sơn, xã Phước Đông, xã Mỹ Lệ, xã Phước Vân, xã Phước Tuy, xã Tân Lân, xã Tân Ân, xã Tân Chánh, xã Tân Trạch.
Vị trí địa lí, vùng liên kết
Huyện Cần Đước nằm ở phía đông nam của tỉnh Long An, có địa giới hành chính:
- Phía tây giáp huyện Tân Trụ qua sông Vàm Cỏ Đông và huyện Châu Thành qua sông Vàm Cỏ Đông
- Phía đông và đông bắc giáp huyện Cần Giuộc
- Phía bắc giáp huyện Bến Lức.
- Phía nam giáp thị xã Gò Công và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang qua sông Vàm Cỏ. Ngoài ra còn nằm trên tuyến đường lớn đến Khu đô thị Lễ hội Phúc An Asuka An Giang
Vị trí Cần Đước Long An trên Google Maps
Quy mô kinh tế
Huyện Cần Đước nằm trong kế hoạch phát triển vùng 3 sẽ tạo thành một hành lang phát triển đô thị công nghiệp đặc thù và đô thị trung tâm sầm uất bậc nhất.
Cần Đước có diện tích tự nhiên khoảng 218km2, với dân số trên 188.000 người, huyện có 16 xã và 1 thị trấn. Có thể nói, quá trình xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội địa phương, ngoài nền tảng về truyền thống văn hóa, huyện còn có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, đất đai và nguồn lao động, luôn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Quỹ đất và ngân sách sẽ được ưu tiên chuyển giao cho cơ cấu kinh tế sang công nghiệp. Tiếp tục trong giai đoạn 2020-2030 Phần lớn ngân sách và quỹ đất vẫn được ưu tiên cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp. Theo kế hoạch 2020 – 2030, Cần Đước sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu. Chuyển đổi vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiện đại hóa các vùng nông thôn.
Cần Đước sẽ sử dụng quỹ đất để thực hiện 3 hạng mục chủ yếu là:
• Nâng cấp và đầu tư hạ tầng – kinh tế bao gồm: thủy lợi, giao thông, điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
• Quy hoạch mục đích sử dụng đất cho hành chính công và công trình xã hội: khu thể thao, khu hành chính công, trạm y tế, công viên, bến xe,…
• Nâng cấp cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết: thông tin, văn hóa, y tế, thể thao, trung tâm văn hóa thể thao, giáo dục, trạm y tế cấp xã, trường học, để từng bước đạt chuẩn quốc gia.