Bản đồ hành chính Nam Định và thông tin quy hoạch mới nhất 2023
Thông tin quy hoạch thành phố Nam Định mới nhất – Tỉnh Nam Định đã đề xuất việc điều chỉnh quy hoạch thành phố Nam Định đến năm 2040 lên chính phủ và đã được phê duyệt. Vậy những điều chỉnh nào đã được đề ra. Hãy cùng Htland.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm nhà phố LA Home ngay trung tâm Bến Lức tại đây: https://lahome.city/
Phạm vi lập quy hoạch
Bản đồ quy hoạch thành phố Nam Định
Theo như đề xuất điều chỉnh thì phạm vi quy hoạch thành phố Nam Định sẽ bao gồm:
- Thành phố với Nam Định với diện tích 46,31km2
- Huyện Mỹ Lộc với diện tích 74,49km2.
- Xã Đại An, xã Thành Lợi và xã Tân Thành của huyện Vụ Bản với tổng diện tích hơn 25km2.
- 5 xã thuộc huyện Nam Trực với tổng diện tích hơn 40 km2 lần lượt là Nam Mỹ, Nam Toàn, Hồng Quang, Điền Xá và Nghĩa An.
Tổng diện tích của quy hoạch trên là khoảng 187,99 km2.
Ranh giới quy hoạch của tỉnh Nam Định được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp với Hà Nam
- Phía Nam giáp với phần còn lại của huyện Vụ Bản và Nam Trực
- Phía Đông giáp Thái Bình
- Phía Tây giáp phần còn lại của huyện Vụ Bản.
Định hướng quy hoạch phát triển không gian thành phố Nam Định
Định hướng quy hoạch phát triển không gian thành phố Nam Định
Mô hình và cấu trúc phát triển đô thị
Thành phố phát triển theo mô hình đa cực. Trung tâm kết nối là sông Đào và đô thị trung tâm vốn có.
Tập trung phát triển đô thị về hướng Tây Bắc và Đông Nam dọc theo quốc lộ 21B và đường vành đai 2, đường vành đai 3 mới.
Phân khu vực phát triển
Khu vực phát triển không gian tại thành phố Nam Định được chia làm 8 khu vực chính.
Khu vực số 1: Là khu trung tâm đô thị đã có sẵn với tổng diện tích 494 ha. Đầy là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, thương mại của thành phố Nam Định.
Khu vực số 2: Phát triển các khu đô thị mới về phía Nam, gắn với trung tâm hành chính mới của thành phố. Tổng diện tích 1710 ha.
Khu vực số 3: Khu đô thị dịch vụ và thương mại phía Tây Bắc. Tổng diện tích 3066 ha.
Khu vực số 4: Khu vực trung tâm cửa ngõ phía Tây với chức năng chính là phát triển công nghiệp.
Khu vực số 5: Phát triển đô thị mới Nam Sông Đào có tổng diện tích 2463 ha. Với nhiệm vụ chính là thúc đẩy du lịch sinh thái phía Nam sông Đào.
Khu vực số 6: Phát triển khu công nghiệp và dịch vụ phía tây thành phố dọc theo quốc lộ 21 và 21B.
Khu vực số 7: Khu làng xóm gắn với nông nghiệp và thể thao phía Nam sông Châu Giang. Tổng diện tích 2336 ha.
Khu vực số 8: Địa điểm dân cư tập trung phát triển nông nghiệp sinh thái phía Nam thành phố. Tổng diện tích 1034 ha.
Xem thêm: Thành phố lễ hội Phúc An Asuka Châu Đốc
Định hướng phát triển các khu dân cư
Trung tâm đô thị hiện hữu: Tiếp tục giữ vững cấu trúc hiện tại, trồng thêm nhiều cây xanh. Xây dựng thêm công trình hỗn hợp, dịch vụ công cộng, công viên,…
Khu dân cư phát triển đan xen phái Nam: Hoàn thành cơ sở hạ tầng. Tạo thêm điểm nhấn cho khu vực bằng các công trình hỗn hợp.
Khu dân cư mới phía Bắc: Theo thông tin quy hoạch thành phố Nam Định mới nhất thì đây là khu đô thị mới. Tập trung phát triển thương mại dịch vụ hậu cần cho khu công nghiệp Mỹ Trung.
Khu dân cư mới phía Tây: Xây dựng thêm các mô hình dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí, nhà ở kết hopwjc thương mại,…
Khu dân cư mới đô thị Nam Sông Đào: Gắn liền với đường vành đai 1 và trục đường kết nối trung tâm thành phố.
Định hướng quy hoạch giao thông thành phố Nam Định
Định hướng quy hoạch giao thông thành phố Nam Định
Với đề xuất điều chỉnh quy hoạch thành phố Nam Định mà chính quyền tỉnh Nam Định đã đưa ra, ta có thể thấy được giao thông thành phố là một trong những vấn đề trọng tâm của bản quy hoạch.
Giao thông đối ngoại
Đường bộ: Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đường quốc lộ, đường liên tỉnh. Xây mới đường tránh quốc lộ 38B, xây trụ đường hỗ trợ quốc lộ 21.
Đường sắt: Nâng cấp và hiện đại hóa các tuyến đường sắt đi qua thành phố Nam Định. Quy hoạch đất xây dựng đường sắt cao tốc trên cao. Xây dựng tuyến đường sắt liên tỉnh và đường sắt kinh tế ven biển.
Đường thủy: Cải tạo và nâng cấp hệ thống sông ngòi, cảng đặc biệt là sông Đào và cảnh Nam Định trên sông Đào.
Giao thông đô thị
Nâng cấp cơ sở hạ tầng đã có sẵn, hẹn chế xây dựng và mở rộng ở những khu phố cũ, phố cổ.
Xây dựng các trục đường kết nối từ những trung tâm hiện hữu đến các khu chức năng mới trong thành phố.
Công trình giao thông
Bến xe: Cải thiện cơ sở hạ tầng của của bến xe phía Nam, phía Bắc. Xây dựng và mở rộng bến xe phía Bắc.
Bãi đỗ xe: Phân lại khu vực cho hợp lý. Đảm bảo nhu cầu và tiêu chuẩn về bãi đỗ xe.
Cầu: Xây dựng cầu mới bắc qua sông Đào nối trung tâm với khu vực phía Nam. Cải tạo các cây cầu đã có để chất lượng cầu được nâng cao.
– Nút giao thông: Xây dựng các nút giao thông khác mức giữa đường cao tốc đối ngoại, đường bộ đối ngoại với hệ thống đường sắt. Điều tra, tu sửa một số điểm giao cắt có nguy cơ gây ùn tắc giao thông.
Giao thông công cộng: Xây dựng các tuyến xe buýt nhanh, xe buýt thường xuyên, chuyển dần sang xe buýt thân thiện với môi trường …
Hy vọng với những thông tin chi tiết trên, mọi người có thể hiểu thêm về vấn đề này. Ngoài ra có thể xem thêm nhiều thông tin bất động sản, quy hoạch, nhà đất ngay trên website của chúng tôi Htland.vn.