Cập nhật tiến độ đường Vành Đai 3 năm 2020
Dự án đường Vành Đai 3 với các phân đoạn dần hoàn thành sẽ tạo mạng lưới giao thông đồng bộ, tạo sự liên kết cho cả vùng. Từ đó, kéo giảm một lượng lớn phương tiện phải đi xuyên tâm qua TP HCM, góp phần giảm áp lực giao thông, đặc biệt là các tuyến Quốc lộ 1, 13, 1K… vốn đang dần quá tải. Hãy cùng HTLand.vn tìm hiểu thêm về tiến độ đường Vành Đai 3 mới nhất.
Nhà phố biệt thự khu đô thị Phúc An City Hóc Môn ở đâu?
Biệt thự golf Long An West Lakes Tân Mỹ Long An ở đâu?
Dự án đường Vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và được điều chỉnh từ năm 2013. Dự án do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản; đơn vị thực hiện dự án là Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
Quy hoạch đường vành đai 3
Tổng quan dự án đường Vành Đai 3 TP. HCM
Dự án xây dựng đường vành đai 3 có tổng chiều dài 98,54km đi qua 4 tỉnh như sau Long An, Bình Dương và TP.HCM và Đồng Nai gồm
- Đoạn 1: Tân Vạn – Nhơn Trạch (34,28km) chia làm 2 dự án thành phần 1A và 1B.
- Đoạn 2: Từ Mỹ Phước – Tân Vạn (16,3km
- Đoạn 3: Từ Bình Chuẩn đến Quốc lộ 22 (19,1km)
- Đoạn 4: Từ Quốc lộ 22 về Bến Lức (28,86km)
Tổng quan đường vành đai 3
Điểm đầu tại km 38+500 lý trình đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (khu vực Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai)
Điểm cuối giao với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương (TP.HCM, Long An và Tiền Giang) và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Dự án có quy mô kỹ thuật là đường cao tốc đô thị, mặt cắt ngang 6 làn xe bao gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp hai bên cho phép xe lưu thông với vận tốc 100km/h.
Lợi ích của việc đầu tư dự án đường Vành đai 3
Đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng lớn và đầy nhanh tốc độ tăng trường kinh tế, hạ tầng khu vực xung quanh Tp.HCM, dự án đường vành đai 3 đã và đang được Chính phủ đốc thúc thực hiện.
Tăng cường khả năng kết nối các khu đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp tới vùng lõi của khu vực Đông Nam Bộ.
Giúp đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của TP HCM và các thành phố vệ tinh theo quy hoạch tổng thể đang được triển khai.
Mở ra nhiều cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư giữa các tỉnh Đông Nam Bộ.
Lợi ích của việc đầu tư dự án đường vành đai 3
Cập nhật tiến độ đường Vành Đai 3
Tiến độ đường Vành Đai 3 đang được khẩn trường đẩy nhanh để kết nối giao thông các vùng.
Bộ Giao thông vận tải vừa thống nhất với UBND 4 tỉnh gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An thúc đẩy nhanh dự án xây dựng đường vành đai 3 – TP.HCM. Trong đó đã đưa ra lộ trình thực hiện trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 xây dựng đường vành đai 3 đoạn từ Bình Chuẩn (Bình Dương) – quốc lộ 22 (TP.HCM) và đoạn quốc lộ 22 – Bến Lức (Long An). Cùng với đó, Bộ GTVT đã đề nghị các địa phương thu xếp nguồn vốn nhằm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng nhanh chóng để đẩy tiến độ thực hiện dự án.
Nỗ lực khởi công dự án đúng tiến độ
Giám đốc Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận Trần Văn Thi cho biết, dự án thành phần 1A, đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, thuộc dự án Đường vành đai 3 dự kiến sẽ được khởi công xây dựng trong quý III-2021.
Ký kết ban quản lý
Tháng 2-2021, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật và hỗ trợ đấu thầu với Công ty Pyunghwa Engineering Consultant Ltd (Hàn Quốc). Thời gian qua, đơn vị tư vấn đã triển khai công tác khảo sát và thiết kế. “Dự kiến, đơn vị tư vấn sẽ hoàn thành toàn bộ công tác thiết kế trong tháng 6-2021. Sau đó, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận sẽ trình phê duyệt thiết kế, dự toán và hồ sơ mời thầu xây lắp. Các gói thầu xây lắp, tư vấn giám sát dự kiến sẽ triển khai mời thầu trong quý III-2021 và dự án sẽ được khởi công vào cuối quý III hoặc quý IV-2021” – ông Trần Văn Thi cho biết.
Để đảm bảo thời gian khởi công dự án, ông Trần Văn Thi cũng kiến nghị 2 địa phương Đồng Nai và TP.HCM bố trí nguồn vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đáp ứng tiến độ đã đề ra.
Tiến độ thực hiện dự án đường Vành Đai 3
Đồng Nai đang giải phóng mặt bằng
Đối với Đồng Nai, theo kế hoạch, nguồn vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của dự án sẽ được lấy từ nguồn thu tiền sử dụng đất của dự án khu dân cư do Công ty CP Freeland trên địa bàn H.Nhơn Trạch nộp. Hiện doanh nghiệp này đã nộp gần 185 tỷ đồng tiền sử dụng đất nên nguồn vốn thực hiện giải phóng mặt bằng của dự án 1A hiện có khoảng 110 tỷ đồng (60% tổng số tiền sử dụng đất do Công ty CP Freeland đã nộp). Do đó, nguồn vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hiện còn thiếu hơn 540 tỷ đồng.
Để đảm bảo tiến độ dự án, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức yêu cầu các cơ quan chức năng của tỉnh tổng hợp các quy định gửi về UBND tỉnh để UBND tỉnh trình Thường trực Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về chủ trương sử dụng nguồn vốn ngân sách để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Riêng UBND H.Nhơn Trạch tiếp tục đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng của dự án.