Người dân miền tây vui mừng vì thông xe cầu Tân An
Cầu Tân An mới được xây dựng tại Km 1947+182 trên QL1 thuộc phường 2 và phường 5, TP. Tân An. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 1.046m, trong đó phần cầu dài 301m, rộng 12m (hai làn xe cơ giới). Được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, vận tốc thiết kế 60km/giờ. Tổng kinh phí 110 tỉ đồng.
Nhà phố biệt thự khu đô thị Phúc An City Hóc Môn ở đâu?
Biệt thự golf Long An West Lakes Tân Mỹ Long An ở đâu?
Việc hoàn thành cầu Tân An hoàn thành góp phần giảm ùn tắc giao thông nội ô TP. Tân An, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho phát triển kinh tế dọc 2 bên bờ Bắc và Nam sông Vàm Cỏ Tây. Hãy cùng HTLand.vn khám phá ý nghĩa của cầu Tân An mang lại.
Tổng quan về cầu Tân An
Cầu Tân An nằm trên Quốc lộ 1 và là 1 trong 5 cầu trên địa bàn 2 huyện Đức Huệ, Thạnh Hóa thuộc Dự án tín dụng ngành Giao thông Vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2, được khởi công vào tháng 10/2019.
Trong đó, cầu Tân An được xây dựng bên cạnh cầu Tân An cũ, phân luồng là đường một chiều hướng từ Tiền Giang về TP.HCM. Cầu có chiều rộng 12m, chiều dài toàn tuyến 1.046m. Phần nhịp chính được kết cấu thép dạng vòm mạng lưới với chiều dài trên 63m. Dự án có tổng vốn đầu tư 110 tỉ đồng.
>> Có thể bạn quan tâm: Hải Giang Merry Land | Long Phú Villa
Vai trò cấp bách của cầu Tân An
Cầu Tân An thuộc thành phố Tân An (Long An) là cửa ngõ về TP. HCM của các tỉnh miền Tây. Mặc dù hiện nay, chất lượng và số lượng công trình giao thông kết nối miền Tây với TP. HCM đã tăng lên như tuyến cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, tuyến tránh TP Tân An (QL1) nhưng nhu cầu giao thông vẫn còn rất lớn trên tuyến QL1 cũ qua cầu Tân An.
Đặc biệt là cầu Tân An có vai trò trọng yếu trong việc lưu thông lượng lớn xe máy, nhất là vào dịp cuối tuần và các dịp nghỉ lễ. Cầu Tân An được xây dựng mới giải quyết được nút thắt cổ chai 4 làn xe trên tuyến QL1 cũ và 2 làn xe trên cầu Tân An cũ, tạo dòng lưu thông đồng thời 4 làn xe trên đoạn tuyến này, tránh gây ùn tắc cho giao thông nội đô 2 bờ Bắc – Nam sông Vàm Cỏ Tây của Thành phố Tân An cũng như giữ vai trò kết nối quan trọng cho tuyến QL1 từ các tỉnh miền Tây lên TP. HCM.
Lễ thông cầu Tân An
Ý nghĩa của cầu Tân An với người dân miền tây
Bà con miền Tây bằng xe máy có thể chọn đến ba tuyến đường Chợ Đệm, quốc lộ 1 và quốc lộ 50 – đường tỉnh 830 để chạy về đến Bến Lức, rồi “bon bon” tiếp vượt sông Vàm Cỏ Tây qua TP Tân An bằng đường tránh hoặc đường trung tâm, mà mỗi đường đều đã có hai cây cầu chia ra hai làn đường riêng biệt.
Đồng thời tạo đà kết nối các tuyến vận tải nhằm đưa được hàng hóa tiếp cận nhanh về các trung tâm chế biến và tiêu thụ của tỉnh Long An.
Các cầu trên tuyến Quốc lộ N1 gồm: cầu Mỏ Heo, cầu Kênh T62, cầu Kênh T4, cầu Kênh T2 và cầu Kênh T61 (mỗi cầu rộng 9m) thuộc địa bàn các huyện Đức Huệ và Thạnh Hóa (Long An) cũng được thông xe đưa vào sử dụng. Qua đó từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông từ thành thị đến nông thôn, kết nối vùng sâu vùng xa gồm các huyện nghèo biên giới giáp nước bạn Campuchia.
Hình ảnh thực tế Cây Cầu Tân An
Những dự định phát triển trong tương lai của Tân An
Hiện Bộ GTVT đang nghiên cứu chủ trương đầu tư tiếp các cầu trên hệ thống quốc lộ, mong muốn của những người làm cầu là tiếp tục được phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và người dân để tiếp tục chung tay hoàn thiện hệ thống cầu trên mạng lưới quốc lộ, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại, đồng bộ.
Tỉnh Long An cần tập trung huy động mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho thành phố Tân An phát triển mạnh hơn, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững, từng bước phát triển “đô thị xanh – thông minh” theo Chương trình phát triển đô thị thành phố Tân An, tạo điểm nhấn của một đô thị trẻ, năng động, khẳng định được vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh.
Hình ảnh thực tế Cầu Tân An
Tiềm năng bất động sản Tân An
TP. Tân An hiện đang là thị trường nổi bật tại Long An sở hữu những ưu thế đặc biệt: vừa nằm trên địa bàn kinh tế trọng điểm phát triển phía Nam, vừa là cửa ngỏ kinh tế của các tỉnh ĐBSCL; có trục giao thông chính thủy bộ chạy ngang QL.1A, QL.62 và sông Vàm cỏ Tây; là thành phố trung tâm của tỉnh, tập trung nhiều khu công nghiệp; hạ tầng đang được đầu tư mạnh… hứa hẹn sẽ là điểm đón đầu tiềm năng phát triển của BĐS Long An.