Cách thờ cúng trong nhà sao cho đúng – Có thờ có thiêng có kiêng có lành
Từ thời xa xưa, tổ tiên chúng ta đã có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Câu nói này rất đúng đắn cho đến tận ngày nay, việc thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần linh là điều mà mọi người đều nên làm để thể hiện lòng thành tâm, thành kính, mong có được bình an may mắn đến với mình. Qua bài viết sau đây, https://htland.vn chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc về cách thờ cúng trong nhà sao cho phù hợp và đúng đắn nhất.
Cách tăng dương khí trong phòng ngủ
Cách xác định hướng đông tây nam bắc
>>> Xem thêm nhà phố LA Home ngay trung tâm Bến Lức tại đây: https://lahome.city/
Cách thờ cúng trong nhà, thờ cúng tổ tiên, thần linh
Cha ông ta ngày xưa đã có phong tục truyền thống thờ cúng trong nhà. Đây được xem là một nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa Á Đông. Quan niệm này đem đến cho tâm của con người sự thanh thản, bình yên và thoải mái hơn.
Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từng hình thức thờ cúng tổ tiên và thờ cúng thần linh theo quan niệm truyền thống Á Đông.
Phong tục thờ cúng Tổ tiên
Từ xa xưa, phong tục “Uống nước nhớ nguồn” vẫn luôn được cha ông răn dạy con cháu muôn đời. Con người khi sinh ra được sống, được có sinh mệnh này là nhờ có cha ông, tổ tiên.
Nếu không có các đời cha ông đi trước gìn giữ lưu truyền nòi giống từ đời này sang đời khác thì không thể nào có được con cháu như ngày nay. Bởi vậy, việc tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ là điều mà mỗi người nên làm và không được quên.
Ở những nước phương Đông, trong nhà của mỗi người thường có bày một bàn thờ để thờ cúng tổ tiên. Có ngày giỗ để tưởng nhớ những người đã mất trong gia đình. Đồng thời, con cháu hàng năm vẫn luôn nhớ đến ông bà tổ tiên, tụ họp để cúng giỗ, thắp hương để tưởng nhớ những người đã khuất.
Phong tục thờ Thần linh
Trong phong tục thờ thần linh sẽ có 2 loại đó là thờ thần bản xứ và thờ gia thần. Phong tục này phổ biến và quen thuộc ở nhiều nước phương Đông trong đó có Việt Nam.
Con người tìm đến thần linh như một chỗ dựa tạo sự an tâm, trấn an tinh thần của mình. Mọi thứ đều mong muốn có sự ổn định, bớt đi được sự chông chênh phần nào, có điểm tựa tâm lý vững chắc.
Gia thần là những vị thần như thổ công, thổ địa,… Theo dân gian có quan niệm rằng, bất cứ nơi nào, mảnh đất nào cũng sẽ có thổ địa giúp cai quản đất đai, trông nom việc nhà, phù hộ bình an, đem đến tài lộc cho con người. Đây là quan niệm được ảnh hưởng từ tín ngưỡng đa thần giáo trong xã hội Trung Quốc xưa kia.
Giá trị tâm linh đặc biệt trong cách thờ cúng trong nhà
Yếu tố tâm linh nằm ở trong đức tin của con người. Bởi vậy, con người cần có sự thành tâm tin tưởng. Sau khi có niềm tin vững chắc, con người sẽ đi đến những nghi lễ, cách thức làm thế nào để thờ cúng hiệu quả.
Bởi tâm linh là một việc lấy sự thành tâm làm cốt lõi đầu tiên. Do vậy, tâm niệm của con người nếu đến trực tiếp được với ông bà tổ tiên thì sẽ tốt hơn nhiều so với việc gián tiếp thông qua thầy cúng, thầy đồng,…
Các nghi lễ quan trọng như khánh thành nhà, động thổ, khai trương, cầu an, lập bát nhang,… nếu gia chủ tự làm được thì sẽ hiệu quả và tốt hơn. Phần lớn, con người thường mời các thầy cúng vì sợ mình không hiểu về các nghi lễ thờ cúng. Tuy nhiên, việc thực hiện nghi lễ theo quan niệm đúng đắn nhất là chỉ nằm ở cái tâm của con người mà thôi.
Thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên như thế nào đúng đắn
Trong mỗi gia đình, dù là con trưởng hay con thứ, thờ vọng hay thờ chính thì cũng chỉ cần một bát nhang trên bàn thờ tổ tiên là đủ. Việc làm này về mặt khoa học sẽ giúp giảm bớt diện tích, không chật chội và dễ dàng trong việc lau chùi.
Còn về mặt tâm linh, việc thờ chung Phật với gia tiên là điều không hề cấm kỵ và hoàn toàn đúng đắn, không hề phạm phải lễ nghĩa hay trái với quan niệm, lý thuyết Phật giáo.
Khi thờ cúng, bạn không cần phải treo ảnh hay tranh vẽ của bất kỳ vị thần, Phật nào. Bởi lẽ Phật không có hình tướng cụ thể, những hình ảnh bạn thường gặp như Quan âm Bồ Tát, Phật tổ Như Lai,... đều chỉ là ở trong tưởng tượng mà thôi.
Nếu nhà bạn đặt bàn thờ một người nào đó, nên treo ảnh của người đó đằng sau bát nhang. Lưu ý treo cao để khi cắm nhang không bị che đi nửa bên trên của toàn bộ tấm ảnh.
Một số sai phạm nên tránh
Có 2 dòng người âm trong vũ trụ mà ta có thể thờ: Dòng Phật và dòng Thánh.
Dòng Phật bao gồm: Đức Phật, các vị Bồ tát, La hán, Cao tăng, Tiên thần (như Sơn thần, Thổ thần, Thủy thần), Thần linh, Thổ công, thần Long mạch… và những linh hồn người chết theo đạo Phật.
Dòng Thánh bao gồm: Ngọc Hoàng Thượng Đế, các Tiên quan nhà Trời, các Thánh mẫu, Thánh quan, Cô Cậu…, các vị đứng đầu các đạo Thánh khác, và linh hồn những người chết theo đạo Thánh.
Dưới đây là một số sai phạm về bàn thờ thường gặp ở các nhà:
Thờ cả Phật và Ngọc Hoàng Thượng Đế trong một ngôi nhà (chỉ có thể thờ một trong hai vị);
Thờ Phật, nhưng tâm thì nghĩ đến các Thánh nhiều hơn
Thờ Phật và Thần linh Gia tiên trong một bát hương (cần có bát hương thờ Phật riêng);
Thờ Phật, nhưng không có Phật nhập tượng hoặc tranh (tức là đã không có lễ hô thần nhập tượng);
Bát nhang trên bàn thờ
Theo quan niệm dân gian có câu như sau: “Trên đầu của một mũi kim, 3 Thiên tử đứng không đụng nhau“. Do đó, bạn sẽ không phải lo lắng về việc “thiếu chỗ” của Thần linh, Phật, gia tiên trong nhà nếu thờ cúng 1 bát nhang.
Bát nhang trên bàn thờ là một vật vô cùng phổ biến và quen thuộc. Nhiều người có quan niệm sai lệch rằng mua nhang mà nhập từ Trung Quốc sẽ bị trấn yểm, vong theo, vong nhà mình không thờ cúng được mà lại thờ cúng tà ma. Quan niệm này là không có cơ sở và không chính xác. Vì vậy đối với cư dân sông tại Phúc An Asuka cần lưu ý những điểm này khi thờ cúng để tránh những điều kiên kị nhé.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc thông tin đầy đủ về cách thờ cúng trong nhà sao cho hợp lý nhất, đem lại hiệu quả cao mà không phạm phải những điều cấm kỵ trong tâm linh.