Cảng quốc tế Long An nâng tầm vị thế vùng đất chín rồng
Với diện tích 147 ha, Cảng Quốc Tế Long An được khởi công xây dựng thành 3 giai đoạn với tổng số vốn đầu tư lên đến 9.000 tỷ đồng bao gồm 7 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 – 50.000 DWT với tổng chiều dài cầu cảng là 1.670m và 4 bến sà lan tiếp nhận sà lan 2.000 tấn.
Nhà phố biệt thự khu đô thị Phúc An City Hóc Môn ở đâu?
Biệt thự golf Long An West Lakes Tân Mỹ Long An ở đâu?
Cảng Quốc Tế Long An sẽ là một trong những cảng biển có quy mô lớn nhất khu vực miền Nam khi hoàn thành vào năm 2023. Hãy cùng HTLand.vn khám phá thêm về cảng quốc tế Long An.
Cảng quốc tế Long An
Vị trí chiến lược của cảng quốc tế Long An
Cảng Quốc tế Long An có vị trí chiến lược thuận lợi khi nằm tại bản lề của Đông và Tây Nam Bộ, chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh 38km theo đường Quốc lộ 50. Đây là thế mạnh của Cảng Quốc tế Long An giúp góp phần không chỉ giảm tải cho cụm cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khi có thể kết nối dễ dàng bằng cả đường thủy và đường bộ.
Khoảng cách từ Cảng Long An đến:
- Trung tâm Tp. Hồ Chí Minh : 30 – 40 km theo đường quốc lộ 50.
- Khu đô thị Phú Mỹ Hưng – Q.7 – Tp. HCM: 18 km
- Lavilla Green City – Tp. Tân An – Long An: 50 km.
- Quốc lộ 1A – cách Cảng Long An: 41 km.
- Đường cao tốc Tp. HCM – Trung Lương: cách Cảng Long An 30 km.
Vị trí chiến lược của Cảng quốc tế Long An
Ý nghĩa của cảng quốc tế Long An
Đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa phục vụ xây dựng khai thác Trung tâm Thương mại và khu Đô thị Cần Giuộc-Long An, xuất nhập khẩu hàng hóa cho tỉnh Long An và đảm nhiệm bốc xếp hàng hóa cho nhóm Cảng biển số 5 với công suất theo dự báo đến giai đoạn hoàn thiện là 15 triệu T/năm.
Xây dựng cảng Long An làm cảng trung tâm có khả năng tiếp nhận được các tàu biển đến 30.000 DWT, trong tương lai khi tuyến luồng tàu biển sông Soài Rạp được cải tạo đến 70,000 DWT thì cảng Long An sẽ nâng cấp để tiếp nhận được tàu có trọng tải đến 50,000 DWT nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của một đầu mối giao lưu Hàng hải của khu vực Long An, Tiền Giang, một phần Tp.Hồ Chí Minh.
Tạo tiền đề thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KTXH cho tỉnh Long An nói riêng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Ý nghĩa của Cảng quốc tế Long An
Cập nhật thông tin mới nhất về cảng quốc tế Long An
Cảng quốc tế Long An đã triển khai xây dựng xong 3 cầu cảng (1 cầu 50.000 tấn, 2 cầu 30.000 tấn) với chiều dài hơn 630m. Hiện nay đang tiếp tục xây dựng cầu cảng số 4 có thể đón tàu trọng tải trên 70.000 tấn. Tất cả hạng mục đang được khẩn trương triển khai xây dựng theo đúng tiến độ.
Trong thời gian qua, Cảng quốc tế Long An vừa xây dựng vừa khai thác đã đón gần 1.000 chuyến tàu trong và ngoài nước ra vào cảng, đạt gần một triệu tấn hàng hóa xuất nhập thông qua cảng. Đặc biệt, cảng đã tiếp nhận và bốc dỡ hàng hóa thành công nhiều tàu tải trọng 50.000 DWT.
Tiếp tục xây thêm cầu cảng mới
Năm 2020, Cảng quốc tế Long An tiếp tục xây dựng cầu cảng số bốn, số năm sẽ sớm đưa vào khai thác trong năm 2021. Hiện tại, nhà đầu tư cũng đang xúc tiến hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiếp tục xây dựng cầu cảng số tám và chín để đón được tàu có trọng tải lên đến 100.000 DWT; nâng tổng chiều dài liên tục của hệ thống cầu cảng lên đến 2.368 m, trở thành một trong những cầu cảng quốc tế có chiều dài bờ cảng lớn nhất Việt Nam. Quy mô công suất hàng hóa thông quan đạt khoảng 80 triệu tấn/năm.
>> Có thể bạn quan tâm: Hải Giang Merry Land | Long Phú Villa
Cảng quốc tế Long An góp phần thu hút đầu tư phát triển
Với tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng, Cảng quốc tế Long An có một vị trí chiến lược rất quan trọng trong quá trình thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của Long An để từng bước xứng tầm là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cảng biển quốc tế Long An nằm ngay cửa sông Soài Rạp đã tiếp nhận tàu 30.000 DWT đến 50.000 DWT hạ tải, trong tương lai sẽ tiếp nhận tàu 70.000 đến 100.000 DWT.
Hạ tầng gió thông kết nối với Cảng quốc tế Long An
Để tạo điều kiện cho giao thông thuận lợi, tỉnh Long An đã đầu tư xây dựng trục tỉnh lộ 830 kết nối từ Cảng Quốc tế Long An đến các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức, Đức Hòa, Đức Huệ và hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh này.
Bên cạnh đó, tỉnh đã đầu tư dự án cao tốc Bến Lức Long Thành (thuộc cao tốc Bắc – Nam), nối 4,89 km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An ở hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc, 24,92 km đi qua TP. Hồ Chí Minh ở huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ và 27,28 km đi qua tỉnh Đồng Nai ở hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành, giúp giao thông liên vùng miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP. Hồ Chí Minh đang triển khai xây dựng, khi các tuyến đường này hoàn thành sẽ giúp kết nối cảng Long An thành trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long kết nối quốc tế.