Tài Sản Phạm Nhật Vượng hiện tại & Con Đường Trở Thành Tỷ Phú Việt Nam?
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mới đây được vinh danh trong Top 50 người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công viên giải trí do tạp chí Bloobloop bình chọn. Vậy Doanh nhân Phạm Nhật Vượng là ai – con đường trở thành tỷ phú bất động sản? Cùng HTLand tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây!
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng là ai?
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là ai?
Phạm Nhật Vượng là tỷ phú giàu nhất Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội vào năm 1968. Ông được biết đến là Chủ tịch HĐQT của VinGroup sở hữu khối tài sản khổng lồ và là người Việt đầu tiên được tạp chí Forbes xếp vào danh sách các tỷ phú.
Tài sản của Phạm Nhật Vượng ra sao?
Tính đến hết quý I/2020, tài sản Phạm Nhật Vượng ước tính lên tới 5,6 tỷ USD nhưng chỉ tới giữa quý III/2020, con số này đã tăng lên 6,6 tỷ USD bởi giá trị cổ phiếu của Tập đoàn liên tục tăng nhanh. Với số tài sản khủng đó thì ông Phạm Nhật Vượng giàu thứ mấy thế giới?
Tài sản của Phạm Nhật Vượng ra sao?
Vào năm 2013, ông được xếp vào Top 10 tỷ phú xuất sắc nhất và liên tiếp nhiều năm giữ vững vị trí đứng đầu người giàu nhất Việt Nam. Đầu năm 2020, ông được xếp thứ 286 trên BXH tỷ phú giàu có của tạp chí danh tiếng Forbes Mỹ.
Tiểu sử Phạm Nhật Vượng và con đường trở thành tỷ phú giàu nhất Việt Nam
Tuổi thơ nghèo khó tại quê nhà
Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 trong thời kỳ chiến tranh xảy ra ác liệt ở Việt Nam. Cha ông làm việc trong lực lượng không quân Việt Nam còn mẹ ông mở quán trà bán ở vỉa hè. Khi hòa bình lập lại, kinh tế cả nước khó khăn, gia đình Phạm Nhật Vượng nhiều lúc phụ thuộc hoàn toàn vào khoản thu ít ỏi từ quán trà của mẹ
Bằng con đường học hành, ông đã thoát khỏi tình thế khó khăn lúc bấy giờ của gia đình. Học giỏi Toán ông nhận được một suất học bổng theo học ngành kinh tế ở Matxcơva của Nga. Nhưng dưới sự dàn xếp trước của số phận vào đúng năm 1993 khi ông tốt nghiệp, Liên Xô sụp đổ mở ra vòng xoáy của những bất ổn và cả những cơ hội
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng
Khởi nghiệp nơi xứ người
Sau khi kết hôn với người bạn gái học chung Phạm Thu Hương, tỷ phú Phạm Nhật Vượng quyết định ở lại nước ngoài với mong muốn tranh thủ những cơ hội mà thời kỳ hậu Liên Xô đem lại cho nền kinh tế. Gia đình Phạm Nhật Vượng sang Ukraine mang trong mình kinh nghiệm học được từ quán trà ngày xưa của mẹ mình. Ông cùng bạn bè và người thân vay được 10,000 USD rồi mở một nhà hàng Việt Nam tên là Thăng Long tại quốc gia Đông Âu này. Sau đó ông về Việt Nam mua một dây chuyền mì ăn liền 2 vắt thô sơ và bắt đầu sản xuất mì ăn liền hiệu Miniwa bán cho dân bản địa. Technocom cũng ra đời từ đó.
Lúc đầu còn xa lạ với người dân Ukraine nhưng sau đó lại nhanh chóng được đón nhận. Những năm tháng tiếp sau đó, Technocom kinh doanh rất thuận lợi, liên tục mở nhà máy mới mà vẫn không đủ sản phẩm để bán. Khi đó sản phẩm mì gói Miniwa trở thành một thương hiệu mì gói đặc biệt, hấp dẫn với người dân Ukraine.
Sau đó ông tiếp tục mở rộng thị trường của mình bằng cách sản xuất thêm sản phẩm bột canh, Technocom lại một lần nữa làm hài lòng các bà nội trợ nơi đây. Nhưng cũng giống như bất kỳ doanh nghiệp mới khởi nghiệp nào khác, Phạm Nhật Vượng gặp những khó khăn về vốn đầu tư. Thời gian đầu khởi nghiệp, ông vay mượn gần 100,000 USD từ một số bạn bè là người Việt kinh doanh buôn bán tại Nga với mức lãi suất cao lên tới 8% mỗi tháng.
Phải mãi vài năm sau này ông mới trả hết số vốn vay mượn được. Có thể nói may mắn đã mỉm cười khi ông vay được nguồn vốn dành cho các DN vừa và nhỏ từ NH Tái cấu trúc châu Âu với mức lãi suất chỉ 12%/năm. Do đó mà Technocom của Phạm Nhật Vượng có cơ hội đẩy mạnh việc sản xuất hai thương hiệu là mì gói và bột canh giúp ông trở thành ông vua thực phẩm ăn nhanh của Ukraine
Trở về quê hương và thành công ngoài mong đợi
Trong nhiều năm sinh sống và kinh doanh tại nước ngoài, khi kiếm được tiền nhờ công ty mì gói ở Ukraine ông đã chuyển tiền về nước để đầu tư vào các dự án với mong muốn nắm bắt cơ hội cho nền kinh tế đang phát triển nhanh tại quê nhà
Vào cuối thập niên 1990, Phạm Nhật Vượng có chuyến đi tới biển Nha Trang. Ở thời điểm đó nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, Việt Nam đã tránh được những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, bên kia hóa quan hệ thương mại với Mỹ và tái khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Nhận thấy cơ hội tốt của khu vực này, ông tính sẽ đầu tư vào một dự án nhỏ trong nước. Ông muốn biến một hòn đảo nhỏ còn sơ khai ngoài khơi thành một khu nghỉ dưỡng sang trọng và kết quả là sự ra đời của khu nghỉ dưỡng hạng sang Vinpearl.
Tiếp sau đó ông khai trương TTTM Vincom Bà Triệu – tòa tháp tổ hợp thương mại đầu tiên tại Hà Nội. 3 năm sau ông xây thêm 260 phòng ở Vinpearl cùng với tuyến xe cáp dài hơn 3km nối giữ Vinpearl và đất liền.
Con đường thành công của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Chưa dừng ở đó, ông còn tiếp tục xây thêm nhiều dự án bất động sản cao cấp tại Hà Nội trong đó có Vincom Vlus, Vincom và Công ty bất động sản thương mại và nhà ở của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã lên sàn chứng khoán từ năm 2007. Thời điểm đó ông duy trì Vinpearl như một công ty riêng chuyên về phân khúc nghỉ dưỡng cao cấp. Năm 2015 ông gộp 2 công ty là Vincom và Vinpearl thành Vingroup. Lúc này, Chủ tịch của Vingroup bay qua bay lại giữa Việt Nam và Ukraine để lo hoạt động kinh doanh cả trong và ngoài nước.
Và sau nhiều suy nghĩ, Phạm Nhật Vượng quyết định bán Technocom. Đây có thể nói là quyết định bất ngờ và càng bất ngờ hơn nữa khi biết Technocom đã được Nestle gạ bán nhiều lần tại thị trường Ukraine. Và cho đến tận bây giờ số tiền mà Nestle đã bỏ ra để mua lại Technocom vẫn là một ẩn số với nhiều người.
Bí mật của thành công
Bí mật của Phạm Nhật Vượng theo Forbes là đặt trọng tâm vào đối tượng khách hàng giống như ông. Đó là một thế hệ mới mong muốn có cuộc sống tốt hơn thế cha mẹ. Những người này tạo ra một thị trường lớn cho các dự án bất động sản nằm ở các vị trí đắc địa vì 60% trong tổng số gần 92 triệu người Việt Nam là dưới 40 tuổi. Ông không chỉ xây các khu căn hộ, nhà lô và biệt thự mà còn xây bệnh viên, các tòa nhà văn phòng và trung tâm mua sắm để hỗ trợ các nhà ở. Ngoài ra nhiều rất nhiều công ty bất động sản khác trì hoãn thì các dự án của ông luôn hoàn thành đúng thời gian. Tháp Vincom A chỉ mất thời gian 19 tháng để xây xong.
Năm 2012 khi hầu hết các công ty bđs khác mắc kẹt với nợ xấu và có nguy cơ không bán được hàng thì Vingroup đạt doanh thu khá cao từ bán nhà. Nhờ đó ông đã huy động được 300 triệu USD trên thị trường trái phiếu quốc tế. Cho dù nhà bảo lãnh phát hành Credit Suisse lúc đầu tỏ ra hoài nghi về những con số của Vingroup, nguồn vốn vay quốc tế này đóng một vai trò quan trọng vì cho dù đã nổi lên là người giàu nhất Việt Nam, ông đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn để huy động vốn trong nước
Hai quỹ nước ngoài chuyên về thị trường chứng khoán Việt Nam là MSCI Việt Nam IMI và Van Eck Market Vectors ETF đã gom một lượng lớn cổ phiếu Vingroup. Những lực lượng bên ngoài này chính là nguồn động lực đưa ông vượt lên trở thành tỷ phú
Tầm nhìn mới mẻ của Phạm Nhật Vượng
Sau Vinpearl Nha Trang, Việt Nam đã có hàng loạt dự án tầm cỡ mang dấu ấn Vingroup và tầm vóc Phạm Nhật Vượng dù là Vincom Hà Nội hay Vincom TP Hồ Chí Minh, Times City, Royal City hay Vinhomes Riverside tất cả đều là sản phẩm hoành tráng hoa lệ vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tỷ phú thế giới Phạm Nhật Vượng
Công trình nào gắn với thương hiệu “Vin” cũng đồng nghĩa với đẳng cấp và uy tín của vị tỷ phú này. Điều quan trọng là tất cả các dự án được triển khai nhanh và hiệu quả một cách đáng kinh ngạc dù được đặt ở một nước nào cũng đều trở thành một điểm đến vô cùng đẹp đẽ ở vùng đất đó. Tên tuổi Phạm Nhật Vượng và Vingroup cứ thế ngày càng nổi danh trên thương trường. Ước mơ để Việt Nam ngẩng mặt với thế giới của ông vì thế ngày càng tròn đầy hơn. Tập đoàn Vingroup giờ có thể sánh ngang với các tên tuổi lớn về đầu tư và phát triển bđs trên thế giới như CapitaLand, Keppel Land,…
Tỷ phú thế giới Phạm Nhật Vượng
Soi tài sản của ông Phạm Nhật Vượng nếu chỉ nhìn vào hệ thống các công trình quy mô lớn khắp cả nước cũng đủ để thán phục vô cùng. Còn nếu tính một con số cụ thể thì tạp chí Forbes xếp ông ở vị trí 1092 trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2014 với tài sản 1,6 tỷ USD. Vào khoảng cuối tháng 11 năm 2017, khối tài sản của Phạm Nhật Vượng tăng lên 4,2 tỷ USD và chính thức bước vào Top 500 người giàu nhất thế giới. Đến tháng 3/2018, Forbes cho biết tài sản của ông đã tăng lên tới 5,3 tỷ USD. Theo bình chọn của Forbes, tập đoàn Vingroup đã trở thành tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam
Nhìn lại chặng đường trong suốt quá trình khởi nghiệp của Phạm Nhật Vượng có vẻ nhiều người sẽ nói là thảm đỏ trải đều hoa hồng nhưng ít ai biết dù hoạt động kinh doanh sôi nổi nhưng ông lại là một người vô cùng điềm tính. Người đàn ông hiện có 3 người con trưởng thành lần lượt là Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh. Ông luôn điềm đạm và không bao giờ kể khổ rằng mình đã khó khăn thế nào trong suốt quá trình lập nghiệp của mình.
Nguồn: htland.vn