Năm 2022 Việt Nam tăng trưởng GDP cao nhất trong 10 năm qua

Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã báo cáo về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; tình hình và kết quả kinh tế xã hội năm 2022; phương hướng và nhiệm vụ 2023 tại hội nghị trực tuyến với các địa phương.

Theo báo cáo, năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Chính phủ đánh giá tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ, vượt dự báo khi xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ báo cáo trọng tâm điều hành và các kết quả kinh tế xã hội đạt được trong năm 2022

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ báo cáo trọng tâm điều hành và các kết quả kinh tế xã hội đạt được trong năm 2022

Nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinh tế xã hội phục hồi tích cực, trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt, 1 chỉ tiêu không đạt.

Chính phủ đã chủ động, linh hoạt, kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về tiền tệ (bảo đảm thanh khoản, cung tín dụng, điều chỉnh phù hợp tỷ giá, lãi suất), tài khóa (giãn, miễn giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí) để thực hiện nhất quán các mục tiêu trên.

Thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; bảo đảm sự cân bằng, hài hòa, hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất, giữa tăng trưởng và lạm phát; chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai phạm, bất cập về tín dụng, ngân hàng, các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.

Nhờ đó, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng 3,15%; tăng trưởng GDP đạt 8,02%, mức cao nhất trong hơn 10 năm qua; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Mặt bằng lãi suất được điều chỉnh phù hợp; thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường trong và ngoài nước; tăng trưởng tín dụng đạt 12,87%.

Xử lý sai phạm đất đai

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025; khẩn trương đề xuất cấp có thẩm quyền cơ chế xử lý đối với các tổ chức tín dụng yếu kém và Ngân hàng SCB; tăng cường thanh tra, giám sát, có biện pháp quyết liệt để bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý 8/12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Long Phú, Sông Hậu 1, cụm dự án khí điện Lô B – Ô Môn, dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM, chủ trương phá sản SBIC, tái cơ cấu Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Trình Bộ Chính trị phương án xử lý đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố; báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước cho các dự án VEC, VIDIFI…

Tập trung chấn chỉnh, xử lý sai phạm, tháo gỡ vướng mắc cho các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản; thúc đẩy phát triển thị trường lao động.

Cơ bản giữ ổn định mặt bằng giá cả, bảo đảm cân đối cung – cầu, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Điều hành giá xăng, dầu theo giá thị trường; tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách giảm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu; điều chỉnh phù hợp chi phí kinh doanh; chỉ đạo quyết liệt thúc đẩy sản xuất của 2 nhà máy lọc, hóa dầu trong nước và chủ động nhập khẩu xăng dầu theo cung – cầu; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu hụt xăng, dầu cục bộ thời gian qua.

Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên trong hệ thống hành chính nhà nước được chỉ đạo quyết liệt.

Chính phủ tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các bộ, ngành, địa phương gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Chính phủ đã ban hành 23 nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan, đã cắt giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương, 8 cục, 145 vụ/ban (thuộc bộ và tổng cục); giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập.

Đến nay đã cấp gần 77 triệu căn cước công dân gắp chíp điện tử cho công dân; kích hoạt gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử; xác định thông tin chính xác của gần 50 triệu thuê bao di động.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo T.Ư, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân. Chỉ đạo khẩn trương điều tra xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Thành lập Tổ công tác kiểm tra, rà soát và Ban cán sự đảng Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị “Đề án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư”.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự hội nghị tại đầu cầu Văn phòng Chính phủ

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự hội nghị tại đầu cầu Văn phòng Chính phủ

Tăng cường thanh tra, kiểm tra; qua đó chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 53.000 tỉ đồng, 8.241 ha đất. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được chú trọng, góp phần bảo đảm tốt tình hình an ninh, trật tự.

Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh

Xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống quân sự, quốc phòng phát sinh, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, biên giới, biển đảo, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Triển khai hiệu quả các nghị quyết của T.Ư, các chiến lược, đề án, pháp luật về quân sự, quốc phòng; tăng cường tiềm lực quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn trọng điểm.

Chủ động nắm chắc tình hình, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nội địa.

Triển khai nhiều giải pháp kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn, gỡ bỏ kịp thời thông tin giả, xấu, độc hại, phản cảm, chống phá Đảng, Nhà nước, gây bất ổn xã hội; xử lý nghiêm các sai phạm.

Các kết quả nổi bật:

Thu ngân sách nhà nước vượt 26,4% dự toán, tăng 13,8% so với năm 2021; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước/GDP giảm.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 732,5 tỉ USD; trong đó xuất khẩu 371,85 tỉ USD, tăng 10,6%; xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp, đạt 11,2 tỉ USD.

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt trên 3,2 triệu tỉ đồng, tăng 11,2%, trong đó, vốn FDI thực hiện đạt 22,4 tỉ USD, tăng 13,5%, cao nhất trong 5 năm qua.

Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục trên 53,2 tỉ USD, trong đó xuất khẩu gạo 7,12 triệu tấn; trên 73% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Sản xuất công nghiệp tăng 7,69%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,1%, tiếp tục là động lực tăng trưởng; an ninh năng lượng được bảo đảm. Khu vực dịch vụ phục hồi mạnh mẽ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8%.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển du lịch; có trên 102 triệu lượt khách trong nước và 3,7 triệu lượt khách quốc tế. Nhiều mô hình, phương thức kinh doanh mới được phát triển, thương mại điện tử tăng gần 20% so với cùng kỳ.

Đẩy nhanh tiến độ nhiều công trình, dự án hạ tầng quan trọng quốc gia; ưu tiên bố trí vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên, Nam Trung bộ, miền núi phía bắc, khu kinh tế động lực…

Hoàn thành và đưa vào sử dụng 310 km đường bộ cao tốc, thông xe kỹ thuật 255 km; khởi công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía đông giai đoạn 2021 – 2025, dự án cầu Rạch Miễu 2, Đường vành đai phía tây TP.Cần Thơ, Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không Điện Biên…

Nguồn: https://thanhnien.vn/nam-2022-viet-nam-tang-truong-gdp-cao-nhat-trong-10-nam-qua-post1538379.html

Xem thêm

Đối tác phát triển dự án

Là thương hiệu uy tín trên thị trường bất động sản Việt Nam, HTLAND.VN đã trở thành đối tác tin cậy của hàng loạt công ty, tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản. Trang chuyên phân phối dòng sản phẩm Đất nền, Nhà Phố, Biệt Thự Long An, Củ Chi, Bình Dương, Đồng Nai giá từ 600 triệu đến 10 tỷ, vị trí đắc địa và pháp lý hoàn chỉnh 100%. Website HTLand.vn thường xuyên cập nhật các tin tức mới nhất về thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng, cho thuê và các dòng sản phẩm đất nền mới nhất hàng tuần. Và đồng thời cũng là đối tác chiến lược với một số tập đoàn bất động sản nổi tiếng tại Việt Nam như Vingroup, Trần Anh Group, Gamuda Land, BIMGroup, SUNGroup, Ecopark, Novaland, Đất Xanh Group, Hưng Thịnh Corp, MIK, Nam Long Group, An Gia Group, Cát Tường Group, Đại Phúc Group, Donna Coop Đồng Nai…và một số Ngân hàng hổ trợ vay vốn cho các dự án Bất động sản như MB Bank, Vietcombank, Sacombank, SHB, Teckcombank và ACB…Quý khách hàng khi đến với HTLand.vn chúng tôi cam kết sẽ hổ trợ tốt nhất từ khâu chọn lựa mua dự án và giải pháp tài chính và chuyển nhượng lại cho Quý khách hàng một cách hiệu quả nhất. Bên dưới là một số dự án bất động sản phân khúc Đất nền, Nhà phố, Biệt thự và căn hộ chung cư tiềm năng mà bạn có thể tham khảo: