Để thị trường bất động sản “ấm lên”
Ngày đăng: 24/08/2023 | Lượt xem: 383
TweetBaoAnGiang.com.vn – Sau đại dịch COVID-19, nhà ở và thị trường bất động sản trở nên “trầm lắng”. Nguyên nhân của vấn đề trên là do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thắt chặt chính sách tín dụng cho vay đối với bất động sản. Bên cạnh đó, tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Giao dịch căn hộ nhà ở thương mại tại Khu đô thị Phúc An Asuka
Tìm lại giá trị thực
Thiếu vốn và suy thoái kinh tế là 2 yếu tố cốt lõi, làm ảnh hưởng lớn đến nhà ở và thị trường bất động sản tại tỉnh An Giang nói riêng, cả nước nói chung. Chính từ đó, khách hàng mua sản phẩm, nhà đầu tư thứ cấp hiện rất ngán ngại khi “ôm” sản phẩm thời điểm này. Hiện, khách hàng vẫn tiếp tục chờ sản phẩm của nhiều dự án trở về với giá trị thực.
“Thị trường bất động sản “trầm lắng”, ngoài việc thắt chặt chính sách tiền tệ và các tác động của tình hình kinh tế – chính trị thế giới, còn có một nguyên nhân khác là giá cả rất ảo. Người có nhu cầu thực sự thì không tiếp cận được sản phẩm từ chủ đầu tư đưa ra, trong khi “cò đất” làm mưa, làm gió, đẩy giá lên cao. Bởi vậy, thị trường bất động sản “bất động” thời gian qua” – ông Trần Văn Tuấn (nhà đầu tư thứ cấp tại TP. Long Xuyên) khẳng định.
Tuy nhiên, trong bối cảnh “yên ắng”, vẫn có những dự án có sản phẩm tốt, đưa ra thị trường mức giá phù hợp, thực chất, tích hợp nhiều tiện ích cùng với hạ tầng nội khu tốt. Các dự án đang triển khai tại TP. Long Xuyên và Châu Đốc là điển hình. Tại TP. Long Xuyên, dự án “Nhà ở xã hội – Khu đô thị Golden City An Giang” (Tòa T3 – T4) hay dự án Khu đô thị mới Tây sông Hậu giai đoạn 2 (đoạn từ rạch Tầm Bót đến phà An Hòa) đang được mở bán sôi động, thu hút không ít người quan tâm. Tại TP. Châu Đốc, dự án Phúc An Asuka hướng đến xây dựng khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại thành phố lễ hội, quy mô hơn 100ha, với hơn 2.000 sản phẩm (nhà phố, shophouse, biệt thự…).
Thực tế tiến độ khu đô thị Phúc An Asuka Châu Đốc
Ông Trần Viết Thành (Giám đốc Điều hành dự án Phúc An Asuka) cho biết, được khởi công từ tháng 3/2022. Trước khi mở bán, chủ đầu tư tập trung xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nước, nhà mẫu, cùng 2 tổ hợp tiện ích mang phong cách Nhật Bản. Đây là khu vui chơi, giải trí kiểu mẫu, phục vụ cho toàn khu đô thị. Tính đến thời điểm này, hơn 20% sản phẩm (ở các phân khúc) được mua. Có thể khẳng định, đối với bất động sản nhà ở, dự án nào mà sản phẩm có giá trị thực, sát hợp với nhu cầu vẫn có giao dịch phát sinh.
Tác động từ chính sách
Nhà ở và thị trường bất động sản được hình thành ở nước ta từ rất sớm. Đây là thị trường có tác động rất lớn và quan trọng đến nền kinh tế. Để thị trường này phát triển mang tính ổn định, bền vững, đòi hỏi cần phải có những chính sách tác động từ Chính phủ. Thời gian qua, để vực dậy thị trường bất động sản, Chính phủ đưa ra nhiều chính sách từ phát triển kinh tế chung, tới gỡ rối cho các nút thắt (chỉ đạo ngành ngân hàng giảm lãi suất điều hành, đẩy mạnh dự án đầu tư công, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án hạ tầng giao thông mang tính trọng điểm).
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế VAT 2%; triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ và gói tài chính 120.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội… Tất cả chính sách tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến thị trường bất động sản nói riêng, nền kinh tế cả nước nói chung.
Thực tế cho thấy, để thị trường bất động sản nhộn nhịp trở lại, nguồn vốn vẫn là vấn đề quan trọng. Ngày 15/3/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo điều chỉnh các mức lãi suất theo chiều hướng giảm sâu. Mới đây, đã có 4 ngân hàng lớn trong nước giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp và người dân được tiếp cận vốn một cách tốt nhất.
Cũng liên quan đến vấn đề vốn, ở một khía cạnh khác, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngưng thực hiệnThông tư 06/2023/TT-NHNN, vì quy định này gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Hệ thống chính sách nổi bật kỳ vọng làm “sống lại” thị trường bất động sản cả nước nói chung, An Giang nói riêng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng chung của cả nước.
Tại tỉnh An Giang, tính đến cuối quý II/2023, tổng dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản là 4.844 tỷ đồng. Trong đó, mua, nhận chuyển nhượng 1.458 tỷ đồng; xây dựng, cải tạo, thuê, nhận chuyển nhượng khu công nghiệp, khu chế xuất 8,6 tỷ đồng…
So năm 2022, dư nợ giảm, tuy nhiên phân khúc nhà ở xã hội đang dần “ấm” lên, hứa hẹn sôi động trở lại. Đối với nhà ở xã hội, vấn đề mà các cơ quan chức năng cần theo dõi, giám sát là để đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội của Chính phủ sớm được tiếp cận sản phẩm bán ra từ chủ đầu tư một cách dễ dàng, thuận lợi, tránh tình trạng để giới đầu cơ vào mua sản phẩm rồi bán lại cho người khác kiếm lời.
“Nhà ở và thị trường bất động sản tại An Giang có dấu hiệu “trầm lắng”, tuy nhiên tình hình mua nhà ở xã hội trong quý II/2023 đang dần tăng. Đối tượng thu nhập thấp liên tục đăng ký mua nhà ở xã hội – Khu đô thị Golden City An Giang. Dự báo thời gian tới, thị trường sẽ dịch chuyển sang phân khúc nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp, nhà ở công nhân, do nhu cầu về nhà ở trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều” – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Phan Duy Quang thông tin. |
Nguồn: https://baoangiang.com.vn/de-thi-truong-bat-dong-san-am-len–a372438.html
Xem bài viết cùng chủ đề: Để thị trường bất động sản “ấm lên”, Phúc An Asuka, phúc an asuka châu đốc