BẬT MÍ CÁCH THỈNH ÔNG ĐỊA THẦN TÀI VỀ NHÀ 2019
Ông Địa Thần Tài là hai vị thần luôn được người dân thờ cúng với mong muốn cầu tài lộc. Thần Tài theo quan niệm trong dân gian xưa được lưu truyền cho tới ngày nay là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, của cải cũng như là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp. Vậy cách thỉnh ông địa thần tài về nhà như thế nào và cách bài trí hướng bàn thờ ông địa thần tài sao cho đúng lại là một vấn đề mà được rất nhiều người quan tâm.
Có nhiều người nói rằng việc mua tượng thần tài hay ông địa ở cửa hàng rồi đem về thờ cúng là xong chứ đâu cần phải làm gì nữa. Tuy nhiên việc này là không đúng. Để cách thỉnh thần tài ông địa về nhà thờ cúng cần trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ.
Nguồn gốc ông địa thần tài
Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Là vị thần mà theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn. Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu đậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại đặt trên bàn thờ để thờ cúng. Người Việt thường thờ ông Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng giêng Âm lịch.
Bàn thờ Thần Tài không nhất thiết cần phải bài trí ở nơi cao ráo mà có thể đặt ở một góc khuất nào đó nhưng phải sạch sẽ trong ngôi nhà.
Tại sao nên thờ hai ông Thần Tài?
- Tuy giữa Ông Thổ công và Thần Tài có sự khác biệt nhưng ở một số nơi người ta thường thờ chung cho cả hai vị Thần này vì theo quan niệm của dân gian thì đây là hai vị Thần có liên quan mật thiết đến cuộc sống cũng như tài lộc của đời sống gia đình.
- Đôi câu đối chúng ta vẫn thường thấy được dán ở bàn thờ Ông Thần Tài và Ông Địa đã cho chúng ta thấy rõ điều này: “Thổ năng sinh bạch ngọc/Địa khả xuất hoàng kim”
- Dù theo quan niệm Phật Giáo hay quan niệm dân gian thì Ông Địa hay Thần Tài vẫn là những vị thiện thần có năng lực trợ giúp cho cuộc sống của con người cũng như có tín ngưỡng ý nghĩa về mặt tâm linh.
Những ngày tốt nhất để thỉnh Thần tài – Ông địa
Xem ngày thỉnh Thần tài – Ông địa theo tuổi gia chủ thì có thể lựa chọn 1 trong 3 ngày sau đây: Ngày Đại an, Tốc hỷ, Tiểu cát. Ba ngày này được xem là 3 ngày đẹp, mỗi ngày lại mang một ý nghĩa khác nhau và tùy theo mong muốn của mình mà gia chủ có thể chọn ngày sao cho phù hợp.
Gia chủ khi thỉnh Thần tài – Ông địa vào ngày đại an sẽ mang ý nghĩa gia đạo bình an, yên ấm, thịnh vượng, may mắn và bền vững trường tồn kéo dài. Theo cách tính toán thì tháng Đại an rơi vào tháng 1 và tháng 7 âm lịch hàng năm.
Thỉnh Thần tài – Ông địa vào ngày tốc hỷ sẽ mang ý nghĩa thu hút tài lộc, vượng khí, của cải cho gia chủ ngoài ra còn có khả năng hút khách hàng vào cho cửa hàng, công ty. Theo cách tính toán thì tháng tốc hỷ sẽ vào tháng 3 và tháng 9 âm lịch hàng năm.
Tháng tiểu cát rơi vào tháng 5 và tháng 11 âm lịch hàng năm, gia chủ khi thỉnh Thần tài – Ông địa vào những ngày này sẽ có nhiều may mắn, bình an và thuận lợi trong mọi việc.
Theo quẻ trên Tiểu cát là cung tốt, rất thuận lợi cho việc làm ăn, kinh doanh buôn bán. Gia chủ thỉnh Thần tài – Ông địa có thể lựa chọn ngày, tháng tiểu cát để thỉnh sẽ rất thuận lợi.
Ngay cả việc khi bạn mua đất ở bất cứ đâu như đất nền Long An, hay Thành Phố Hồ Chí Minh thì mọi việc thỉnh và làm theo mọi phong tục đều cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng
Cách thỉnh ông địa thần tài về nhà đúng nhất?
Bước 1: Mang Thần tài – Ông địa lên chùa trước khi thỉnh về nhà mới
Trước khi thỉnh Thần tài – ông địa về nhà thì gia chủ nên mang đến chùa để các nhà sư “chú nguyện nhập thần” và chọn ngày tốt để đem về nhà. Lưu ý trong quá trình mang đến chùa gia chủ nên đặt tượng ở trong hộp sạch sẽ, hoặc bọc giấy đỏ, tránh để lộ thiên ra bên ngoài
Bước 2: Rửa và vệ sinh Thần tài – ông địa
Theo quan niệm xưa thì người dân thường lấy nước lá bưởi để rửa cho tượng Thần tài – ông địa trước khi đem lên bàn thờ. Đây được xem như là hình thức để “tẩy uế” các ngài khỏi những bụi bặm
Bước 3: Cách Bố trí bàn thờ Thần tài – Ông địa
Theo nguyên tắc, việc bố trí bàn thờ Thần tài – Ông địa gia chủ cần tuân thủ nguyên tắc chung nhất đó là:
- Bố trí bàn thờ ở những nơi có thể quan sát được tất cả khách ra vào
- Bàn thờ Thần tài nên được đặt ở trong góc, tựa lưng vào vách tường tạo sự chắc chắn, vững trãi
- Hướng của bàn thờ nên quay ra hướng cửa, tuyệt đối không được bày ở hướng vào những nơi u ám, tối tăm, vào gương hay các vật sắc, nhọn
Nên sắm lễ vật gì để cúng thỉnh thần tài thổ địa
Hiện nay, bạn có thể đến các địa chỉ chuyên về đồ thờ cúng để thỉnh tượng Ông Địa Thần Tài, thỉnh trọn bộ bàn thờ Ông Địa Thần Tài về nhà và tiến hành cúng thờ vị thần đem lại tài sản cho gia đình mình.
Các đồ vật chính cần có trên bàn thờ thần tài – ông địa:
Tượng ông địa đặt bên phải, tượng Thần Tài đặt bên trái.
Một bát hương đặt ở giữa bàn thờ. Nên dùng keo gắn cố định bát hương để tránh xê dịch.
Lọ hoa đặt phía bên phải. Hoa cúng nên là hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng
Đĩa quả tươi đặt bên trái bàn thờ.
Chén nước.
Đèn hoặc nến.
Đĩa bày đồ lễ.
Khi bày biện, sắm lễ vật để cúng thỉnh thần tài thổ địa cần chuẩn bị như sau:
Đặt bàn thờ ở vị trí sáng sủa, nơi có ánh sáng tự nhiên sẽ là tốt nhất. Nếu vị trí đặt bàn thờ hơi tối thì nên thắp thêm đèn cho sáng.
Việc chọn vị trí đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài rất quan trọng. Hướng tốt sẽ giúp gia chủ đón nhiều tài lộc và may mắn trong vận trình sự nghiệp làm ăn.
Một số hình ảnh tượng ông thần tài đẹp
Hy vọng bài viết chia sẻ bên trên giúp cho các bạn hiểu thêm về cách thỉnh ông Thần Tài về nhà cũng như cung cấp thêm một số thông tin bổ ích cho bạn. Để biết thêm nhiều thông tin hay, hãy theo dõi chúng tôi ngay nhé!