7 dự án giao thông Tp.HCM ưu tiên thực hiện năm 2021
Theo bài viết của báo Zingnews.vn, năm 2021, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm được TP.HCM ưu tiên thực hiện. Trong đó, việc khép kín Vành đai 2 là vấn đề cấp bách. Vành đai 2 được kỳ vọng giải tỏa các luồng xe tải đi xuyên tâm TP, giảm áp lực phương tiện và tai nạn giao thông.
Nhà phố biệt thự khu đô thị Phúc An City Hóc Môn ở đâu?
Biệt thự golf Long An West Lakes Tân Mỹ Long An ở đâu?
Ngoài ra, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được ví là “mạch máu” giao thông của TP.HCM đã đạt hơn 81% khối lượng công trình. Dự án sau khi hoàn thành sẽ đem lại diện mạo mới cho giao thông thành phố, thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ công cộng của người dân và thúc đẩy kinh tế xã hội cho khu vực.
Năm nay, TP.HCM cũng xúc tiến 3 dự án lớn, đó là khởi công tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương), thi công Vành đai 3, xây dựng cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.
Dự án sắp hoàn thành năm 2021
Dự án khỏi công năm 2021
Đây là các dự án nhằm ứng dụng công nghệ vào việc điều hành, quản lý giao thông trên địa bàn.
Theo danh mục các dự án hạ tầng giao thông ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 do UBND Tp. Hồ Chí Minh ban hành, 7 dự án lĩnh vực giao thông thông minh được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn này sẽ có 6 dự án dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thành phố với tổng số vốn 851 tỷ đồng và một dự án dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn khác (từ Trung ương hoặc PPP) với số vốn khoảng 5.700 tỷ đồng.
Cụ thể, 6 dự án ưu tiên đầu tư bằng vốn ngân sách thành phố là Dự án nâng cấp 200 chốt đèn tín hiệu giao thông thông minh điều khiển linh hoạt và 300 thiết bị đo đếm phân tích lưu lượng, mật độ giao thông với số vốn 180 tỷ đồng;
Dự án nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị có số vốn đầu tư 172 tỷ đồng, với hệ thống máy chủ và lưu trữ, hệ thống chuyển mạch lõi, hệ thống bảo mật trung tâm dữ liệu. Phần mềm quản trị hệ thống, khai báo dữ liệu giám sát hành trình phương tiện vận tải.
Dự án bổ sung hệ thống camera giám sát phục vụ công tác kiểm soát giao thông với số vốn 60 tỷ đồng, đầu tư 200 camera ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ giám sát giao thông độ phân giải cao, có tính năng phát hiện sự cố tự động;
Dự án nâng cấp hệ thống điều khiển phục vụ quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng (giai đoạn 1) có số vốn 137 tỷ đồng, triển khai hệ thống kiểm soát xe ra vào bến khoảng 35 điểm đầu cuối bến, 200 nhà chờ xe buýt và nâng cấp hệ thống phần cứng, phần mềm quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Dự án trang bị phần mềm, thiết bị phục vụ điều hành, giám sát hoạt động giao thông đường thủy khu vực Tp. Hồ Chí Minh, vốn đầu tư khoảng 42 tỷ đồng nhằm lắp đặt hệ thống camera giám sát luồng tuyến trên các tuyến trọng điểm, ngã ba sông, các vị trí cầu yếu, tại các cảng, bến thủy nội địa; phần mềm và phần cứng, ứng dụng mobile cho hệ thống giám sát trung tâm; xây dựng trung tâm điều hành, giám sát.
Dự án Thu phí xe ô tô lưu thông vào trung tâm Thành phố để hạn chế ùn tắc giao thông cũng được triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025 với nguồn vốn đầu tư khoảng 260 tỷ đồng. Dự án đầu tư hệ thống 34 cổng thu phí đa làn không dừng và một trung tâm điều hành có nhiệm vụ kết nối với các cổng thu phí, xử lý thông tin và điều hành quản lý các hoạt động thu phí của hệ thống.
Đối với Dự án xây dựng Trung tâm điều hành giao thông đô thị Tp. Hồ Chí Minh (giai đoạn 2), dự kiến đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách thành phố, khoảng 5.700 tỷ đồng.
Dự án sẽ đầu tư tòa nhà điều hành tập trung, hệ thống hiển thị màn hình tường, hạ tầng công nghệ thông tin (hệ thống mạng, hệ thống tường lửa, hệ thống phân tải, máy chủ xử lý, máy chủ cơ sở dữ liệu…), hệ thống điều khiển… theo mô hình trung tâm tích hợp dữ liệu.
>> Có thể bạn quan tâm: Hải Giang Merry Land | Long Phú Villa
Cùng với đó, dự án cũng đầu tư, nâng cấp và tích hợp các hệ thống điều khiển, giám sát, quản lý giao thông thông minh trên 1.400 chốt giao thông toàn thành phố.
Để triển khai các dự án này cũng như các vấn đề liên quan, UBND Tp. Hồ Chí Minh giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND thành phố thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực để nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực quản lý, điều hành giao thông đô thị như trí tuệ nhân tạo (AI), vận vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data)…
Ngoài ra, UBND Thành phố cũng đề nghị các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện các dự án giao thông thông minh thuộc Đề án xây dựng Tp. Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025.