Long An với vị thế công nghiệp quan trọng của miền nam
Long An là tỉnh thuộc ĐBSCL nằm giáp ranh với TP.HCM, đây là lợi thế “vàng” giúp tỉnh này thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư. Ngoài ra, Long An còn là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực ĐBSCL, là cầu nối quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nhà phố biệt thự khu đô thị Phúc An City Hóc Môn ở đâu?
Biệt thự golf Long An West Lakes Tân Mỹ Long An ở đâu?
Nắm bắt được lợi thế về địa lý, những năm qua tỉnh Long An đã và đang tập trung hoàn thiện hạ tầng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, lấy công nghiệp làm động lực cho sự phát triển. Hiện, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông của tỉnh đang được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ và mang lại hiệu quả cao về kinh tế. Hãy cùng HTLand.vn khám phá sự phát triển công nghiệp tại tỉnh Long An.
Long An với vị thế công nghiệp quan trọng của miền nam
Vị trí quan trọng giao thương của Long An
Theo Quy hoạch vùng đô thị TP.HCM, ba huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa của Long An sẽ được phát triển thành đô thị vệ tinh. Trong đó, Bến Lức có nhiều lợi thế khi giáp ranh với nhiều quận, huyện của TP.HCM và kết nối trực tiếp thông qua hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh như đại lộ Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, quốc lộ 1…
Những năm qua, Long An tập trung đầu tư nhiều dự án giao thông lớn giúp việc di chuyển đến TP.HCM và Đông Nam Bộ thuận lợi hơn rất nhiều. Cụ thể như cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Quốc lộ N2 đoạn Đức Hòa – Mỹ An, đường ĐT830 đoạn từ Bến Lức đến cảng quốc tế Long An… Sắp tới, Long An còn hưởng lợi rất nhiều khi các trục giao thông chiến lược hoàn thành như cao tốc Bến Lức – Long Thành hay tuyến trục Tiền Giang – Long An – TP.HCM.
Vị trí giao thương quan trọng của Long An
Định hướng công nghiệp của Long An trong thời gian tới
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và Covid-19 khiến các công ty phải đa dạng hóa quy trình sản xuất và chuyển dời nhà máy khỏi Trung Quốc. Việt Nam là một trong những địa điểm được nhắm tới. Đây được xem là cơ hội để Việt Nam thành một mắt xích quan trọng mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu, sau Covid-19.
“Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, khi trước đó quá phụ thuộc vào một quốc gia”, hãng tư vấn JLL Việt Nam nhận định. “Covid-19 có thể là chất xúc tác, thúc đẩy quá trình dịch chuyển này nhanh hơn. Khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng khẳng định vị thế là điểm đến tiềm năng cho các doanh nghiệp trong tương lai”.
>> Có thể bạn quan tâm: Hải Giang Merry Land | Long Phú Villa
Phát triển vùng Kinh tế Công nghệ cao
Với khát vọng “Đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam”, tỉnh Long An đang khẩn trương lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch phát triển Kinh tế Long An giai đoạn 2030
Long An đang định hướng hình thành Khu kinh tế công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị thông minh theo mô hình, kiểu mẫu của Hàn Quốc để thu hút, ươm tạo các dự án công nghệ cao. Với bản quy chiến lược và tầm nhìn dài hạn này sẽ tạo sự đột phá, phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực, đổi mới mô hình tăng trưởng, ưu tiên nhà đầu tư chiến lược, thu hút đầu tư ngành nghề công nghệ cao như: Điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin gắn với phát triển nền kinh tế số.
Thu hút đầu tư phát triển
Tập trung thu hút đầu tư để hình thành các trung tâm logistics tại các địa bàn tiềm năng như: Bến Lức, Cần Giuộc… Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để Long An phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
Tổng Giám đốc Roland Berger Việt Nam (Long An) Bùi Đào Thái Trường chia sẽ: “Long An có cơ hội kết nối các khu cộng nghiệp tại miền nam và phát triển hệ sinh thái công nghiệp của các vùng. Vì vậy, muốn nâng lên tầng cao mới cần có chiến lược vận hành cơ sở hạ tầng, thay đổi mô hình quản lý và chính sách khuyến khích, giảm thiểu hạn chế và quy trình quan liêu và thay vào đó là chương trình khuyến khích phù hợp”.
Nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung
Phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung
Về nông nghiệp, Long An cần phát triển theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục cải cách thể chế, xây dựng thành công chính quyền điện tử/số, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nhất là trong giai đoạn hiện nay bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, cần phải sâu sát hơn, kịp thời quan tâm, có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…
Long An và các doanh nghiệp trong khu vực đã ký kết tác về việc tài trợ dịch vụ tư vấn chuyển đổi số, quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành của tỉnh giải quyết thủ tục liên quan đến chấp thuận chủ trương đầu tư”; hỗ trợ của các doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, tài chính…